Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Xuất huyết và bệnh tật là gì?

Thân thể không có nguyên nhân rõ ràng hoặc không cẩn thận va chạm vật cứng, dưới da xuất hiện mảng ban màu xanh hoặc người thường hay chảy máu ở răng, chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện có máu hoặc đái ra máu. Khi có các hiện tượng ra máu đều biểu hiện trong  cơ thể có tồn tại bệnh biến gì đó của tạng phủ và hệ huyết dịch tất phải kiểm tra và chẩn đoán.

Ví dụ:

1.Lợi răng chảy máu

Chảy máu lợi răng thuộc bệnh khoang miệng là chứng trạng rất thường gặp của các bệnh về khoang miệng. Nguyên nhân dẫn đến chảy máu răng lợi có rất nhiều. Có thể chia làm nhân tố cục bộ và nhân tố toàn thân.

Chảy máu răng  lợi do nhân tố cục bộ là thường gặp nhất. Chứng này biểu hiện các bệnh sau đây:

a.Viêm lợi răng và nha chu viêm:

Vệ sinh khoang miệng không tốt, hàm răng bài trí không ngay ngắn, răng giả không thích hợp và kích thích của cao răng đều dẫn đến chứng viêm lợi răng, khiến cho xung quanh răng sung huyết, thành mạch dễ bị rách mà phát sinh chứng trạng xuất huyết, chỉ cần trừ khử nhân tố kích thích chứng xuất huyết sẽ giảm hoặc hoàn toàn mất.

b.Tẩu mã nha cam

Vô luận là tẩu mã nha đam là cấp tính hay mạn tính đều có thể phá hoại lợi răng và tổ chức lợi răng, đặc biệt là trong sơ kỳ, vì lợi răng sung huyết cao độ, nên hơi bị kích thích là bị loét và chảy máu ngay, máu không dễ dàng ngừng ngay được.

c.Bướu ở lợi

Hay phát sinh ở nữ thanh niên nhất là phụ nữ thời kỳ mang thai, có thể thấy nhũ đầu ở lợi phì đại, mặt ngoài màu đỏ tía hoặc màu lam tía to nhỏ không đều, sờ vào dễ chảy máu. Bướu lợi thời kỳ mang thai thì sau thời kỳ mang thai có thể thu nhỏ và ngừng sinh trưởng.

d.Ung thư lợi răng

Vào thời kỳ cuối, có thể phát sinh loét hoại tử và chảy máu.

Lợi răng chảy máu do nhân tố toàn thân có thể gặpở các bệnh về gan. Đó là vì công năng làm đông máu bị chướng ngại, bệnh bạch huyết, chứng giảm tiểu cầu, bệnh huyết hữu … cũng có thể dẫn tới lợi răng chảy máu. Khi ấy, lợi răng có thể xuất hiện sưng trướng rõ nét, phì đại lở loét và hoại tử, có xuất huyết tự phát hoặc do kích thích đồng thời kèm chứng trạng  xuất huyết ở toàn thân.

2.Xuất huyết mũi (ty nục)

Còn gọi là “máu cam”. Trong đòi người cơ hội đều quan một lần “đổ máu cam”. Nguyên nhân dẫn đến chảy máu mũi có rất nhiều như ngoại thương, viêm mũi, vách trong mũi cong queo, bướu trong mũi và một số bệnh toàn thân làm mạch máu tổn thương đều gây ra chảy máu mũi. Một số người ở vùng cao nguyên do không hợp khí hậu, nên mắc bệnh viêm mũi khô táo, cao huyết áp, bệnh tăng hồng cầu, giảm tiểu cầu. Những bệnh ấy đều có thể dẫn tới chảy máu mũi. Chảy máu mũi quá nhiều có thể phát sinh ra hiện tượng “choáng” (Skhock). Nếu không khống chế kịp thời, có thể nguy đến tính mạng.

Chảy máu mũi lặp lại có thể gây ra thiếu máu, còn ra máu thì nói chung vô hại đối với cơ thể. Nhưng có  khi xuất hiện lượng ít cũng có thể ẩn phục bệnh nguy hiểm  như ung thư mũi họng.

Ngoài ra, nguyên nhân xuất huyết mũi ở các lứa tuổi khác nhau, thường cũng khác nhau.

Ví dụ:

Trẻ em chảy nước mũi có máu mủ một bên, lại có mùi hôi thối nên nghĩ đến dị vật trong khoang mũi. Vì một số trẻ có thói quen đưa vị vật (hạt đậu, hạt lạc …) vào khoang mũi.

Phụ nữ thời thanh xuân nếu ra máu mũi theo chu kỳ kinh nên nghĩ đến khả năng “đoả kinh” (đảo kinh nghĩa là kinh nguyệt biểu hiện ra hình thái chảy máu mũi).

Thanh niên ra máu quá nhiều, nên nghĩ đến ung thư tổ chức liên kết ở mũi họng.

Trung niên trở lên chảy máu mũi không nên quên có u ác tính ở khoang mũi. Ung thư mũi họng là bệnh thường gặp ở Trung Quốc, thường biểu hiện buổi sáng sớm chảy nước mũi có tơ huyết, nên đề cao cảnh giác không nên coi nhẹ.

Người già chảy máu mũi phần nhiều có quan hệ với xơ cứng động mạch và cao huyết áp.

Người già khi huyết áp lên cao cấp kịch hay phát sinh chảy máu mũi. Trên một ý nghĩa nhất định, điều này làm giảm cơ hội chảy máu trong. Nhưng  trên góc độ cẩn thận cũng nên nghĩ đến khả năng dự báo có thể xuất huyết não (tức là bệnh trúng phong gây ra bán thân bất toại).

3.Khạc huyết, nôn huyết (tức thổ huyết).

Thông thường máu từ khoang miệng ra nhất luật gọi là thổ huyết. Thực ra, thổ huyết gồm có khạc huyết và ẩu huyết (nôn máu) khác nhau, tính chất của bệnh cũng không giống nhau.

Đường hô hấp ra máu từ hầu trở xuống (gồm khí quản, phế quản và phổi) qua cơn ho, từ khoang miệng bài xuất gọi là khạc huyết. Nói chung, khi miệng  bài xuất gọi là khạc huyết có trước chứng ngục đầy, cảm giác ngứa ở hầu, sau đó dẫn đến ho, kế tiếp là ra đờm huyết có bọt và máu đỏ tươi, trong máu thường có đòm đục, bọt khí. Thông thường là vài ngày sau khi khạc huyết vẫn có đờm lẫn máu, nói chung không có phân đen. Khạc huyết chủ yếu gặp ở các bệnh đường hô hấp và bệnh tim, như lao phổi, giãn phế quản, viêm phổi, ung thư phổi và các bệnh về tim …

Xuất huyết từ đường tiêu hoá trên qua khoang miệng nôn ra gọi là ẩu huyết (nôn máu). Ổ xuất huyết thường ở thực quản, dạ dày và tá tràng. Trước khi ẩu huyết thường có lợm giọng, đau bụng trên và khó chịu. Máu do nôn huyết thường có màu đỏ tía hoặc pha màu cà phê, thường đục và có bã thức ăn. Sau khi ẩu huyết thường hay đại tiện phân đen. Ẩu huyết là do bệnh đường tiêu hoá dẫn đến, chủ yếu gặp ở bệnh loét đường tiêu hoá, ung thư dạ dày, xơ gan kèm theo giãn tĩnh mạch thực quản.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình