Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xem mắt đoán bệnh như thế nào?

Con ngươi là cửa sổ của tâm linh. Con ngươi có quan hệ mật thiết với toàn thân. Nhiều bệnh tật có thể ảnh hưởng đến mắt. Một số bệnh xuất hiện ở mắt đầu tiên.

Vì trẻ em không thể tự nói chứng trạng của bệnh cho nên làm thế nào để biết trẻ co bệnh, hay không? Bố mẹ cần hiểu được sự quan sát mắt trẻ như thế nào để đoán biết được sức khoẻ của trẻ.

Ví dụ:

1.Về sáng sớm, ở mí mắt dưới của trẻ thường bị rử mắt đọng lại, mở mắt không được, mí mắt phù thũng hay chảy nước mắt, chuyển động nhãn cầu có cảm giác mệt mỏi và đau, chứng này thường gặp ở trẻ em lưu cảm sơ kỳ.

2.Mí mắt có hiện tượng phù thũng, sung huyết, sợ ánh sáng, chảy nước mắt … mí mắt dưới bị sa hoặc khoé mắt biến hẹp xuất hiện cảm giác nhìn vật mơ hồ và nhìn một hoá hai, nhưng ở trình độ chưa sâu, có thể gặp ở bệnh viêm tuyến nước bọt do lưu cảm.

3.Bắt đầu mí mắt phù thũng nhẹ, lại có ban xuất huyết, sau đó mí mắt trên sụp xuống, kết mạc phù thũng sung huyết, đồng tử giãn rộng hoặc thu nhỏ.

Ở trẻ, bệnh này có thể thấy nhãn cầu chấn động hoặc lác mắt, đối ánh sáng có phản ứng quá mẫn hoặc trì độn, thường thường kèm theo viêm kết mạc. Kết mạc sung huyết và có rứ niêm dịch tiết ra, chứng này có thể gặp ở bệnh viêm màng não cảm nhiễm.

4.Mí mắt sưng đỏ như quả đào, lại có bì chẩn màu đỏ, toàn bộ mắt sung huyết, màu máu tía ám, ấn vào thì đau, khuông mắt thường phát viêm và có mủ có thể gặp ở bệnh tinh hồng nhiệt.

5.Mắt đột nhiên trào nước mắt, không muốn mở mắt, sợ áng thích tối, mí mắt sưng to nhẹ, rử mắt tăng nhiều, kết mạc mắt sung huyết, nhìn vật hoa mắt, thị lực giảm rõ rệt, biểu thị khả năng là tiên triệu của bệnh sợi.

6.Mới đầu sợ ánh sáng, chảy nước mắt, tiếp đó mí mắt phát sinh phù thũng, lại thấy mí mắt một bên hoặc cả hai bên có bào chẩn như dạng thuỷ cầu, thị lực giảm, ngẫu nhiên lại có hiện tượng nhìn một hoá hai. Chứng này thường gặp ở bệnh thuỷ đậu.

7.Hai mí mắt sưng đỏ nhẹ, lại nổi bì chẩn điển hình cùng lúc xuất hiện ở da mắt, có thể tắc ống lệ tỵ, đồng tử trì độn đối với ánh sáng. Chứng này có thể gặp ở bệnh phong chẩn.

8.Hai mắt cảm giác có dị vật, cảm giác nóng rát, thường cảm thấy nhìn vật mơ hồ,  rử mắt tăng nhiều, có thể gặp ở bệnh viêm kết mạc do vi rút, còn gọi là bệnh “đau mắt đỏ”.

9.Sợ ánh sáng, chảy nước mắt, hay khóc to, đường kính ngang của nhãn cầu và lòng đen to ra, có thể gặp ở bệnh thiên đầu thống tiên thiên.

10.Củng mạc nhãn cầu có màu vàng chanh, nhìn vật ngẫu nhiên mơ hồ không rõ, mí mắt đỏ đau, chảy nước mắt … có thể gặp ở bệnh viêm gan hoàn đản.

11.Đồng tử hai mắt đột nhiên thành bên to bênnhỏ đi đường khó khăn, biểu lộ có bệnh trong sọ (ví dụ u não) nên kịp thời đi viện.

12.Đồng tử sáng đặc biệt hay phát sinh phản quang màu vàng hoặc màu trắng giống như mắt mèo nên cảnh giác có khối u ở thị võng mạc. Bệnh này nên kịp thời chữa trị, nếu chậm sẽ chuyển thành bệnh sọ não hoặc toàn thân, nguy đến tính mạng trẻ

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình