Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Đi tiểu ít, đi tiểu ra máu, đi tiểu dạng bọt và kèm theo phù thũng có thể là mắc bệnh gì?

Lượng nước tiểu giảm đi rõ rệt, cả ngày chỉ đi tiểu không tới 400ml  thì được gọi là tiểu ít. Trong nước tiểu có máu hoặc nếu nhìn bằng mắt thường dường như không có vấn đề gì nhưng khi đem soi kính dưới kính hiển vi lại thấy dịch tiểu có rất nhiều hồng cầu gọi là đi tiểu ra máu. Nước tiểu dạng bọt là khi đi tiểu thấy xuất hiện nhiều dịch dạng bọt màu trắng và ra liên tục không ngớt. Phù thũng thể hiện ở mí mắt, bao tinh hoàn, phần chân và khuỷu tay, phần ngực bụng và thậm chí toàn thân phù thũng.

Nếu những triệu chứng nói trên đồng thời xuất hiện hoặc lần lượt xuất hiện thì đến 80% là thận có vấn đề, mà khả năng lớn nhất là viêm thận. Viêm thận là chỉ viêm tiểu cầu thận, với các biểu hiện lâm sàng là đi tiểu ít, đi tiểu ra máu, đi tiểu ra protein, thường kèm theo phù thũng, cao huyết áp và chức năng thận suy tổn, đây là một loại bệnh mang tính miễn dịch. Nó khác với chứng viêm “đỏ, sưng tấy, nóng, đau” mà chúng ta đã biết, nó có cơ chế phát bệnh riêng biệt.

Viêm thận có thể chia ra làm viêm thận cấp tính và viêm thận mạn tính, viêm thận cấp tính hay gặp nhiều ở thanh thiếu niên và trẻ nhỏ, tỷ lệ khỏi bệnh tự nhiên rất cao chiếm tới trên 90%. Chỉ có số ít vì tổn thương nghiêm trọng mà chuyển thành viêm thận mạn tính, thậm chí chức năng thận suy kiệt. Viêm thận mạn tính cũng thấy khá nhiều ở những người tuổi trung niên khỏe mạnh, mà tỷ lệ phụ nữ mắc bênh nhiều hơn, những người trưởng thành mắc bệnh này có dự báo không mấy tốt đẹp về sự phát triển của bệnh, không những dễ diễn biến thành viêm thận mạn tính mà có tới 30% số người bệnh chức năng thận dần dần bị huỷ hoại dẫn tới phải chạy thận nhân tạo hoặc thay thận thì mới duy trì được cuộc sống.

Viêm thận mạn tính một phần là do viêm thận cấp tính kéo dài gây ra, phần lớn không có lịch sử viêm thận cấp tính rõ rệt, bênh bắt đầu không có biểu hiện rõ rệt quá trình ủ bệnh kéo dài chậm chạp, thường nhiều năm mới phát hiện ra. Bệnh này hay gặp ở thanh niên, nhưng những năm gần đây tỷ lệ mắc bệnh này ở người già cũng có chiều hướng tăng lên. Do người già có nhiều chứng bệnh, cho nên chữa trị tương đối khó khăn, thường chuyển thành chứng bệnh nhiễm độc nước tiểu, tỷ lệ tử vong cao hơn hẳn so với người mắc bệnh là thanh niên.

Vì thế, người trung và cao tuổi cần phải chú ý tới bệnh viêm thận. Nhưng trước khi giới thiệu những vấn đề liên quan tới bệnh này, chúng tôi cung cấp tới bạn đọc một số kiến thức sơ lược liên quan tới chức năng của tạng thận

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình