Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Tại sao người trung, cao tuổi dễ mắc các bệnh về thận?

Kết cấu cơ bản và đơn vị chức năng của thận gọi là đơn vị thận, do tiểu cầu thận và tiểu quản thận tạo thành. Mỗi quả thận có trên 1 triệu đơn vị thận để cùng phát huy chức năng thận phức tạp. Do thận có khả năng tích trữ lớn, chỉ cần một phần thận vận hành bình thường, tức là không có vấn đề gì. Chẳng hạn khi bị cắt đi một quả thận thì quả còn lại vẫn hoàn toàn đảm nhiệm được chức năng của cả hai quả thận.

Con người khi đến tuổi trung niên, thể tích và khối lượng của thận giảm đi, những đơn vị thận hoạt động cũng càng ngày càng kém hiệu quả, khi về già số đơn vị thân “khoẻ mạnh” chị bằng khoảng ½ của thanh niên, chức năng dự trữ  của thận đã giảm mạnh. Nhưng do chức năng đảm nhận thay thế vượt cả nhu cầu bình thường, nên về mặt lâm sàng không thấy dấu hiệu gì khác biệt, điều này khiến người trung và cao tuổi dễ bỏ qua sự thay đổi của thận Khi bất ngờ thấy chức năng thận bất thường thì thường là thận đã bị tổn thương quá nặng, thậm chí đã phát triển thành chứng nhiễm độc nước tiểu.

Thận của người trung, người cao tuổi không thể đảm nhiệm được gánh nặng quá mức, thậm chí chức năng thận suy yếu có thể dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng. Ví dụ như nôn oẹ, tiêu chảy làm cơ thể mất nước dẫn tới chức năng thận suy giảm; bị thương mất quá nhiều máu cũng có thể gây ra lượng máu của thận không đủ mà suy kiệt thận cấp tính; ăn ít bữa hoặc bị đói nhiều ngày cũng có thể dẫn tới chất điện giải thất thường.

 Vì thế, người trung, cao tuổi nên chú ý tránh các yếu tố làm tăng gánh nặng cho thận để bảo vệ thận.

Dưới đây là 1vài những nguyên nhân dễ làm làm phát sinh bệnh về thận ở người trung, cao tuổi:  

Đàn ông vì tuyến tiền liệt sưng hoặc viêm tuyến tiền liệt, phụ nữ vì niệu đạo ngắn mà rộng sẽ  dễ gây ra tắc niệu đạo hoặc vi khuẩn thâm nhập, khiến cho bài tiết nước tiểu khó khăn, nước tiểu ứ đọng và viêm nhiễm bên trên, dẫn tới viêm bể thận hoặc thận suy yếu.

1. Người già nằm nhiều sẽ làm cho chức năng bàng quang mất khả năng điều tiết, tuần hoàn huyết dịch có phần không thông suốt, khả năng kháng bệnh giảm đi rõ rệt, cộng thêm ít hoạt động, xương thiếu canxi nghiêm trọng, canxi trong máu tăng lên, kali trong máu mất cân bằng, dễ dẫn tới tổn thương về thận.

2. Người trung, cao tuổi, hay bị mắc chứng cao huyết áp. Cao huyết áp sẽ làm tăng quá trình làm cứng vách tiểu động mạch của thận, làm giảm lưu lượng máu trong thận, bị cao huyết áp lâu ngày sẽ làm cho cơ cấu của thận biến đổi. Những yếu tố này đều làm cho thận vì thiếu máu, thiếu ôxy mà yếu đi, không phát huy được chức năng lọc nước tiểu và bài tiết nước tiểu, từ đó dẫn đến bệnh thận

3. Các cơ quan trong cơ thể người già đều suy giảm chức năng, sự phân giải, khả năng lọc của tiểu cầu thận giảm thấp và lưu lượng máu trong thận không đầy đủ, vì thế chất độc trong thuốc rất dễ tích tụ lại. Đối với những loại thuốc có hại cho chức năng của thận (ví dụ như một số loại thuốc kháng sinh ) khi dùng nên cẩn thận hoặc ít dùng. Bởi có báo cáo cho thấy: khoảng 5%-22% chức năng thận suy kiệt mạn tính là do lạm dụng thuốc giảm đau gây ra, đều này chúng ta cần chú ý

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình