Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Người mắc bệnh viêm thận cấp tính nên phối hợp điều trị như thế nào?

Trước khi bệnh viêm thận cấp tính chưa được chữa khỏi, người bệnh nên phối hợp áp dụng một số phương pháp để làm cho bệnh ổn định, nhanh chóng khỏi bệnh. Dưới đây là vài điều phải đặc biệt chú ý:

1. Nghỉ ngơi đầy đủ .

Trước khi các triệu chứng như bị phù, ít đi tiểu, có máu trong nước tiểu, cao huyết áp chưa thuyên giảm, việc nằm trên giường nghỉ ngơi điều dưỡng là rất cần thiết.Rất nhiều bệnh sau khi chữa khỏi có thể ngồi dậy hoạt động, nếu hoạt động hơn 10 phút, ngày thứ hai không có gì thay đổi, có nghĩa là có thể dần dần tăng lượng vận động, nhưng phải trên nguyên tắc không cảm thấy mệt mỏi.

2.Uống nước vừa phải.

Trong thời gian bị phù lượng nước uống phải hạn chế, nhưng cũng không phải vì thế mà không dám uống nước. Khi cảm thấy khác vẫn nên uống nước với lượng thích hợp, phải khống chế theo chỉ dẫn của bác sĩ.

3. Ăn uống hợp lý

Sau khi hết phù, huyết áp bình thường, chức năng thận hồi phục, không cần quá hạn chế ăn muối. Thời kỳ mạn tính tuy cần hạn chế lượng an-bu-min hấp thu vào cơ thể, song nhiệt lượng hàng ngày cung cấp cho cơ thể phải đảm bảo đủ, thích hợp nhất là lượng đường cao, lượng mỡ thấp, protein thấp. Thời kỳ nằm viện ăn theo chế độ của bệnh viện, người bệnh không nên tự ăn đồ ăn do người nhà mang vào.

4. Hạn chế gặp gỡ, tiếp khách.

Bệnh này có liên quan chặt chẽ với bệnh khuẩn truyền nhiễm, sau khi bị bệnh việc phòng chóng tái phát rất quan trọng. Để đảm bảo không khí phòng bệnh sạch sẽ, tốt nhất là người thân và bạn bè không nên vào phòng bệnh thăm, nói chuyện với bệnh nhân.

5. Tinh thần lạc quan.

Rất nhiều người bệnh do thấy tình trạng bệnh kéo dài quá lâu không có chuyển biến tốt mà lo lắng buồn phiền, như vậy sẽ chỉ làm cho thời gian khỏi bệnh kéo dài. Sức mạnh của con người to lớn không gì so sánh được, nếu tinh thần thoải mái, vui vẻ lạc quan có thể đạt hiệu quả mà việc chữa trị bằng thuốc không thể đạt được.

6. Không uống thuốc bổ.

Sau khi cơ thể người bệnh bình phục, người bệnh muốn dùng một số thuốc bổ như nhân sâm, đương qui, hoàng kỳ. Song phát hiện lâm sáng cho thấy, trong thời kỳ hồi phục của bệnh này nếu dùng thuốc bổ sẽ làm cho một số triệu chứng bệnh không mất đi. Ngoài ra, để tránh tổn thương đến chức năng thận vừa hồi phục, không nên dùng những phương thuốc dân gian hoặc thảo dược mà không thực sự hiểu rõ.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình