Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Bệnh viêm thận mạn tính có những triệu chứng nào? Phân loại như thế nào?

Bệnh viêm thận mạn tính xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên khoẻ mạnh, nhưng qua 10-20 năm hoặc 30-40 năm sau, phần lớn điều phát triển thành suy thoái chức năng thận, chuyển thành bệnh nhiễm độc nước tiểu. Cho nên, những người bệnh ở độ tuổi trung niên cần phải hiểu biết đầy đủ về bệnh này, cố gắng làm tốt công tác phòng trị, để làm chậm quá trình phát triển bệnh và hình thành bội nhiễm.

Biểu hiện chính của bệnh này là bị phù, cao huyết áp, xét nghiệm nước tiểu có chất protein, hồng cầu, thận bị tổn thương ở nhiều mức độ khác nhau, người bệnh có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng thiếu máu, đầu óc không tỉnh táo, đau đầu, sức lực giảm sút, mất ngủ, chán ăn, khi bệnh nghiêm trọng sẽ có những biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa, đi ỉa, thậm chí chảy máu đường tiêu hoá.

Do phản ứng của cơ thể và mức độ bệnh khác nhau, về mặt lâm sàng bệnh viêm thận mạn tính phân thành ba loại, nhưng giữa ba loại này có thể chuyển biến lẩn nhau hoặc đồng thời xuất hiện:

1.Loại thông thường.

Loại này thường thấy nhiều nhất, người bệnh thường bị phù ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, hoặc tình cờ thấy mí mắt và hai chân sưng nhẹ, hoặc sưng tấy hai tay sau khi ngủ dậy. Thông thường huyết áp bình thường hoặc cao hơn một chút       hoặc không có triệu chứng của bệnh cao huyết áp. Đa số những người bệnh sau khi phát bệnh hầu như không có triệu chứng gì, hoặc khi mệt mỏi, cảm cúm, sốt, thấy xuất hiện một số triệu chứng như sưng phù nhẹ, đầu óc không tỉnh táo, cơ thể suy yếu, lưng đau. Số ít người bệnh khi mới bị bệnh cũng có dấu hiệu tương tự như viêm thận cấp tính, có các triệu chứng sưng phù, nước tiểu có máu, cao huyết áp rất rõ ràng. Do bệnh kéo dài, lúc nặng lúc nhẹ nên chức năng thận dần dần suy yếu. Thời kỳ cuối cơ thể có hiện tượng thiếu máu, bị nhiễm độc nước tiểu.

2. Loại cao huyết áp.

Loại này có những biểu hiện như loại thông thường, nhưng có đặc điểm huyết áp từ trung bình tăng cao liên tục, thường xuất hiện các triệu chứng đầu óc mơ màng, đau đầu, ù tai, thị lực giảm súc, tim đập  mạnh, hụt hơi. Huyết áp liên tục tăng cao sẽ làm mạch máu ở thận co giật mạnh, dẫn đến tình trạng lưu lượng máu trong thận giảm, có thể làm suy yếu thận một cách nhanh chóng, vì vậy phải đặt biệt chú ý kịp thời điều trị. Ngoài ra cao huyết áp có thể làm xuất hiện tai biến về não như trúng gió, sức lực suy kiệt chảy máu trong mắt.v.v.

3. Loại bệnh thận.

Loại này cũng có những biểu hiện lâm sàng như loại thông thường, nhưng biểu hiện bên ngoài chủ yếu là bệnh sưng phù rất rõ, đồng thời khi làm xét nghiệm thấy hiện tượng đặt trưng là trong nước tiểu có chứa lượng lớn protein. Do mỗi ngày người bệnh thảy ra một lượng lớn chất protein nên có thể dẫn đến thiếu protein trong máu, như vậy sẽ làm cho sức đề kháng của người bệnh giảm, dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm, làm cho bệnh ngày càng xấu đi.

Bệnh viêm thận mạn tính, trong vòng 2 đến 3 ngày sau khi bị nhiễm cầu khuẩn móc xích hoặc các vi khuẩn khác (nhiều nhất không vượt quá 5 ngày) thường xuất hiện phát tác cấp tính, triệu chứng bệnh rất giống với viêm thận cấp, nhưng viêm thận cấp tính thường bị mắc bệnh 1~3 tuần mới phát tác, phải phân biệt rõ hai loại bệnh. Còn ở những người già viêm thận mạn tính tiềm ẩn không dễ phát hiện được, đa số không có biểu hiện thời kỳ cấp tính và sưng phù rõ rệt. Thông thường khi người bệnh thấy sức lực suy yếu, đầu óc choáng váng, ăn kém đi tiểu đêm nhiều mới đi khám bác sĩ và rất dễ bị chuẩn đoán nhầm nguyên nhân là do tuổi già. Vì vậy những người ở lứa tuổi trung niên và người già phải kiểm tra thận định kỳ, như vậy sẽ kịp thời chữa bệnh và có thể phòng tránh bệnh.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình