Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Làm thế nào để có thể phát hiện bệnh viêm thận mạn tính một cách kịp thời?

Cách phát hiện bệnh viêm thận mạn tính ở mỗi người không giống nhau. Có người thì thời kỳ đầu mắc bệnh không xuất hiện triệu chứng, chỉ khi kiển tra phát hiện nước tiểu chứa nhiều protein hoặc huyết áp cao, sau đó tiếp tục kiểm tra mới phát hiện đã mắc bệnh viêm thận mạn tính; Có người mới mắc bệnh đã rất nặng, trong vòng vài ngày toàn thân sưng phù, khi đi tiểu phát hiện lượng lớn protein lượng lớn trong nước tiểu; Một số ít người rất lâu không có triệu chứng, khi xuất hiện buồn nôn, mệt mỏi, đi tiểu ra máu, mới đi kiểm tra xét nghiệm thì đã nhiễm độc nước tiểu.

Do bệnh này phát triển chậm và thời gian ủ bệnh lâu, hơn nữa lai có xu hướng nghiêm trọng hơn nên phát hiện sớm và kịp thời chữa trị là rất quan trọng. Vì vậy thanh niên và người già phải đặc biệt chú ý sự khác thường trong cơ thể của mình, kịp thời chuẩn đoán và chữa trị. Cần lưu ý các điểm sau đây:

1. Chú ý mí mắt và hai chân.

Nếu sáng dậy thấy mí mắt bị sưng, sau khi hoạt động thì hết sưng phù, đến chiều hoặc xẩm tối xuất hiện sưng phù ở mức độ nhẹ; sáng sớm ngũ dậy mặt và hai tay căn lên, đến chiều hai chân hơi phù hoặc căng lên, khi đó chúng ta nên nghi ngờ thận có vấn đề.

2. Chú ý sắc mặt và thể lực.

Tinh thần bất ổn, cơ thể mệt mỏi giảm súc là biểu hiện quan trọng của bệnh trong thời kỳ đầu, có liên quan đến một lượng lớn protein bị thảy ra. Cùng với sự phát triển bệnh, sắc mặt nhợt nhạt, nếu như đến giai đoạn thiếu máu thì sắc mặt sẽ xám hoặc vàng nhợt. Vì vậy khi thể lực ngày một suy yếu, sắc mặt nhợt nhạt nên đến bác sĩ kiểm tra.

3. Trong nước tiểu có bọt màu trắng.

Nếu khi đi tiểu xuất hiện rất nhiều bọt màu trắng, kéo dài mãi không hết thì nên đến bác sĩ kiểm tra. Hoặc khi ở nhà có thể quan sát sơ qua: lấy một dụng cụ bằng thuỷ tinh có dung tích 500ml và đi tiểu vào đó, nếu lượng nước tiểu tương đương với thể tích bọt màu trắng nổi trên nước tiểu, hoặc nếu bọt nhiều hơn lượng nước tiểu và rất lâu không tan thì chứng tỏ trong nước tiểu có thể chứa lượng lớn protein, phải lập tức đi khám bác sĩ để chữa trị

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình