Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Y học hiện đại điều trị bệnh viêm bể thận cấp tính như thế nào? Người bệnh nên phối hợp điều trị như thế nào?

Phát hện sớm và chữa trị triệt để là mấu chốt để điều trị tận gốc bệnh viêm bể thận cấp tính. Do bệnh này chủ yếu là bệnh lây nhiễm vi trùng cho nên hiệu quả của thuốc kháng khuẩn như thuốc kháng sinh là rất tốt.

Để phòng tránh bệnh này kéo dài không khỏi hoặc sau khi khỏi lại tái phát, tây y tiến hành điều trị theo các bước dưới đây:

1. Nằm trên giường nghỉ ngơi.

Khi lên cơn sốt sợ lạnh và các hiện tượng kích thích đường tiểu rõ rệt, người mắc bệnh nên nghỉ ngơi nhiều, đợi sau khi nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường, triệu chứng giảm nhẹ thì mới hoạt động.

2. Kiểm soát chế độ ăn uống.

Tốt nhất nên ăn nhạt dễ tiêu hoá, đặc biệt nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, và vitamin, kiêng ăn những thức ăn béo ngọt và chua cay. Lượng nước uống mỗi ngày của người bệnh từ 2500ml trở lên. Khi có đủ lượng nước thì có thể thúc đẩy các vi trùng, độc tố và tính viêm nhanh chóng ra ngoài cơ thể.

3. Điều trị kháng khuẩn.

Lựa chọn chất kháng sinh có nồng độ cao trong máu và trong nước tiểu, có thể tiêu diệt một cách hiệu quả các vi khuẩn gây bệnh trong hệ thống tiết niệu, khống chế sự phát triển của bệnh. Thông thường nếu dùng thuốc thích hợp thì chỉ sau 24 tiếng triệu chứng bệnh sẽ có chuyển biến tốt.

4. Khống chế các bệnh viêm nhiễm khác.

Các vùng bị nhiễm bệnh như viêm khoang xương chậu, viêm cổ tử cung, viêm a-mi-dan, viêm kết tràng mạn tính là những nhân tố quan trọng dẫn tới bệnh này, phải tích cực điều trị triệt để.

5.Biện pháp đối bệnh.

Nếu các triệu chứng sốt, đau đầu, đau lưng nhiều có thể uống thuốc giảm sốt ngừng đau. Nếu triệu chứng kích thích đường tiểu nghiêm trọng có thể uống thuốc để giảm đau, giảm kích thích.

Thông thường bệnh viêm bể thận cấp tính sau vài ngày đến 2 tuần sẽ tự giảm nhẹ, nếu điều trị thích hợp, trong vòng 2~3 ngày triệu chứng sẽ biến mất, hơn 90% người bệnh có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Thông thường phải uống thuốc đến khi các triệu chứng hoàn toàn mất hết, sau khi kiểm tra nước tiểu thấy âm tính, tiếp tục dùng thuốc 3~5 ngày để củng cố hiệu quả điều trị, sau đó ngừng uống thuốc để theo dõi. Mỗi tuần tiến hành kiểm tra nước tiểu một lần, liên tục trong 3 tuần; sau 6 tuần lại tiếp tục kiểm tra lại một lần, nếu điều bình thường thì mới có thể coi là chữa khỏi. Bệnh nhân nhất định phải tuân theo lời dặn của bác sĩ uống thuốc đúng thời gian và kiểm tra định kỳ để tránh điều trị không triệt để khiến bệnh chuyển thành bệnh viêm bể thận mạn tính

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình