Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Y Học hiện đại điều trị bệnh viêm bể thận mãn tính như thế nào? Người bệnh nên phối hợp điều trị như thế nào?

Chức năng thận của người mắc bệnh viêm bể thận mạn tính ít nhiều đã bị suy yếu, vì thế, khi dùng thuốc kháng sinh phải căn cứ vào vi trùng cấy trong nước tiểu và kết quả thí nghiệm sự mẫn cảm của thuốc. Nên lựa chọn những loại thuốc diệt khuẩn mang tính đặc trị ít gây hại cho thận. Do bệnh này dễ phát tác nhiều lần nên phải loại trừ nguyên nhân gây bệnh, tăng dinh dưỡng và tăng khả năng kháng bệnh, cùng tiến hành “trừ tà” và “phù chính”, để bệnh tình nhanh khỏi. Y học hiện đại tiến hành điều trị tổng hợp theo mấy phương diện sau:

  1. Điều trị thông thường.

Chủ trương là uống nhiều nước, chăm đi tiểu để giúp thải những chất độc trong cơ thể ra ngoài. Nếu kèm theo triệu chứng huyết áp cao, thiếu máu hoặc mất cân bằng chất điện giải nên điều trị theo triệu chứng.

  1. Điều trị bằng phẩu thuật.

Nếu có các nguyên nhân gây bệnh như tắt đường tiểu, niệu đạo dị dạng, bàng quang, đường tiết niệu chảy ngược, khi cần thiết phải tiến hành phẩu thuật để giải toả cản trở đường tiểu.

  1. Điều trị kháng khuẩn.

Khi cấp tính tái phát thì điều trị theo bệnh viêm bể thận cấp tính, nhưng lượng thuốc tương  đối lớn, quá trình chữa trị tương đối dài, thông thường cần 1~3 tuần. Thời kỳ phát bệnh đứt quãng phải duy trì uống thuốc 2~4 tháng, đồng thời tích cực thanh trừ vùng nhiễm bệnh ở các bộ phận khác trong cơ thể.

  1. Điều trị chỉnh thể.

Nếu kèm theo các bệnh đái đường, bệnh kết hạch bệnh gan có thể làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút, thì nên đồng thời chữa trị. Bệnh này thường bị tái phát sau khi ngừng dùng thuốc 2~4 tháng, vì vậy khi kết thúc một đợt điều trị mà không có biểu hiện chữa khỏi thì mỗi tháng người bênh nên cấy nước tiểu một lần. Sau 1 năm, cứ 3 tháng lại cấy nước tiểu một lần, 3 lần âm tính mới coi là khỏi bệnh. Người bệnh nên thường xuyên kiểm tra định kỳ vì điều này rất quan trọng trong việc phòng chống bệnh. Nếu tái phát truyền nhiễm do sức đề kháng kém thì phải tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, có thể điều trị bằng thuốc nâng cao khả năng miễn dịch. Bình thường người bệnh nên chú ý vệ sinh vùng ngoài âm đạo âm hộ, nhất là sau khi sinh hoạt tình dục, và uống thuốc kháng khuẩn.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình