Tầm quan trọng của việc điều chỉnh hợp lí chế độ ăn uống ở người mắc bệnh suy yếu chức năng thận mạn tính không thua kém thuốc hay phương pháp điều trị thẩm thấu. Nó có thể giảm thiểu sự tích luỹ các chất cặn bã do việc suy giảm chức năng thận gây ra, cải thiện sự dị thường về lượng canxi và phốt pho và phòng chức năng tuyến giáp quá mức bình thường.
Đối với việc ăn uống, người bị mắc bệnh vừa phải chú ý đến dinh dưỡng, vừa phải quan tâm đến khả năng chịu đựng của thận, đồng thời luôn phải căn cứ vào chỉ tiêu hoá nghiệm để điều chỉnh chế độ ăn, vì vậy nên tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị và bác sĩ dinh dưỡng, tiến hành phương pháp ẩm thực điều trị.
Tóm lại, có 3 nguyên tắc ăn uống cho những người mắc bệnh suy yếu chức năng thận mạn tính, đó là “ một thấp, hai cao, ba vừa”.
Một thấp là chỉ hàm lượng Protein phải thấp. Vì chất thải của protein bài tiết qua thận, trong khi đó khả năng bài tiết chất cặn bã của người mắc bệnh đã giảm sút, nếu ăn nhiều chất Protein, chất cặn bã độc tích lại càng nhiều, đẩy nhanh tốc độ bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu. Đã có nghiên cứu chỉ rõ, với những người có mức độ suy thận giống nhau, người nào khống chế lượng protein đưa vào cơ thể thì bình quân 6,7 năm mới phải tiến hành điều trị thẩm thấu; Trong khi đó những người chưa hạn chế protein, bình quân 16 tháng là phải rửa thân. Từ đây có thể thấy chế độ ăn uống chứa ít hàm lượng protein có thể làm chậm tiến trình thường suy thoái của thận.
Hai cao là chỉ nhiệt lượng cao và lương vitamin cao để bổ sung nhiệt lượng, cung cấp đầy đủ lượng đường, mỡ thực vật. Thức ăn nóng ngoài việc có thể đảm bảo nhiệt năng để cơ thể duy trì hoạt động sinh lý bình thường, còn có thể tránh được protein bị phân giải do phải cung cấp nhiệt lượng, điều này sẽ giúp bệnh khuyên giảm.
Người bị mắc bệnh này đa số vitamin thay thế bị rối loạn, điều trị bằng thuốc hoặc chạy thận nhân tạo cũng có thể khiến nhiều loại vitamin bị mất đi. Do đó nên chú ý bổ sung vitamin trong ăn uống nhầm cung cấp nhu cầu vitamin cơ bản cho cơ thể.
Ba thừa là chỉ việc hấp thụ hợp lý các chất như nước, muối và các chất điện giải khác (canxi, phốt pho, kali). Ví dụ, bênh nhân phù nặng, phải hạn chế nước muối; Sau khi dùng thuốc lợi tiểu, lượng tiểu quá nhiều, phải bổ sung hợp lý các thức ăn vào kali; Nhưng nếu lượng tiểu dưới 1000 ml, lại phải dùng thực phẩm có chứa ít kali. Nếu lượng tiểu của người mắc bệnh mỗi ngày trên 1000 ml, lại không phù, có thể không cần phải đặt biệt hạn chế nước và muối; khi lượng tiểu đạt mức trên 1500 ml, thậm chí còn cần bổ sung muối và lượng nước phù hợp, nhầm tránh việc giảm thiểu lưu lượng máu ở thận và phòng chống chứng mất nước mạn tính
Có một số người bệnh có thể xuất hiện các hiện tượng rối loạn chất điện giải như: Kali trong máu thấp, kali trong máu cao, canxi trong máu thấp, phốtpho trong máu cao… nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm tới tính mạng. Người mắc bệnh ngoài kiểm tra sức khoẻ định kì, điều trị theo chỉ dẫn, phối hợp điều chỉnh về mặt ăn uống cũng rất quan trọng.
Ngoài ra, tất cả gia vị có chất kích thích như ớt, hoa tiêu, gừng, tỏi và cà phê, cô ca, thuốc lá, rượu… đều phải kiêng dùng. Y học truyền thống cho rằng, “chất kích thích” dễ gây phản ứng dị ứng, các thức ăn có nhiều mỡ ngấy, đồ biển, thịt dê, cá hố, cua, thịt thủ lợn…, tốt nhất không ăn |