Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Làm thế nào để phòng và ngăn chặn sự phát sinh và phát triển của bệnh suy yếu chức năng thận mạn tính?

Bệnh suy yếu chức năng thận mạn tính phần lớn rất nghiêm trọng, dễ tái phát, khi phát hiện ra bệnh thì đã muộn. Vì vậy phải chú ý tránh mắc phải những loại bệnh dễ gây ra căn bệnh này từ khi còn trẻ, ví dụ viêm thận tiểu cầu thận và viêm thận bể thận, nếu không may mắc bệnh nên nhanh chóng chữa trị, chữa trị triệt để, tránh để bệnh chuyển thành mạn tính.

Con người bước vào tuổi trung niên, nên tích cực phòng bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch, bệnh tiểu đường, bệnh kiết sỏi, bệnh gan… Vì những bệnh này điều có thể ảnh hưởng tới thận, dẫn đến chức năng thận suy yếu. Người già vì hệ thống tiết niệu có sỏi, tuyến tiền liệt phình to, cơ bàng quang thu hẹp…, dẫn đến ứ đọng nước tiểu, tiếp đó lây nhiễm, cũng dễ dẫn đến suy thận, phải kịp thời khám chữa bệnh gốc này.

Nếu đã mắc bệnh thận hoặc suy thận mạn tính, phải tránh những yếu tố có thể làm tổn thương thêm chức năng của thận. Dưới đây là những điều nên chú ý để phòng bệnh chuyển biến xấu hơn.

1.Tránh các nguyên nhân gây bệnh

Cảm, các bênh truyền nhiễm, nhiễm lạnh, ngấm nước mưa, mệt nhọc, nôn mửa, đi ỉa chảy, mất máu, mất nước… điều có thể cho bệnh tình trầm trọng thêm. Vì vậy người bệnh phải thực hiện tốt các biện pháp chống rét, giữ ấm, chú ý ăn uống và vệ sinh nhà cửa.

2.Thận trọng khi dùng thuốc

Khi điều trị bất cứ bệnh nào cũng cần tránh sử dụng các loại thuốc có hại tới thận. Ví dụ, khi đi ỉa, nên thận trọng khi dùng thuốc, vì một số thuốc kháng sinh gây độc đối với thận. Trong trường hợp chức năng thận đã bị tổn thương, sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Cho nên tuyệt đối không tự dùng các loại thuốc nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

3. Khống chế huyết áp

Huyết áp quá cao, tiểu động mạch thận co thắt, lưu lượng máu vào thận giảm, chức năng thận xấu đi. Huyết áp hạ quá nhanh, quá thấp cũng có kết quả tương tự. Những người mắc cả bệnh thận và cao huyết áp nên tăng giảm thuốc huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

4. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Ăn uống không điều độ là nguyên nhân làm bệnh trầm trọng hơn. Ngươc lại, ăn uống điều độ chính xác, có thể khống chế bệnh một cách hiệu quả. Người mắc bệnh nên tiếp thu những tư vấn có liên quan, kham khảo ý kiến các bác sĩ điều trị, bác sĩ dinh dưỡng.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình