Sự hình thành và phát triển của sỏi đường niệu diễn ra mà người bệnh không biết; Có viên sỏi to bằng quả bóng bàn mà không gây triệu chứng nào, có viên sỏi chỉ nhỏ bằng hạt gạo, lại làm cho người ta đau không muốn sống. Những triệu chứng có hoặc không phụ thuộc vào sỏi có di động ở trong bể thận, ống dẫn niệu và bàng quang hay không. Nói chung, khi sỏi án binh bất động, thường không có triệu chứng nào; khi sỏi di động, kích thích ống dẫn niệu co thắt mạnh, dẫn đến những cơn đau quặn ở thận. Khi sỏi cọ sát, làm tổn thương bể thận và ống dẫn niệu, gây xuất huyết; khi làm tắc cửa bàng quang và đường niệu, có thể dẫn đến đi tiểu khó và bệnh viêm nhiễm đường niệu về cơ bản, có thể dựa vào những triệu chứng dưới đây, phán đoán vị trí của sỏi.
1. Sỏi thận.
Khi sỏi di động trong thận đột nhiên làm tắc cửa bể thận, có thể dẫn đến tầng cơ bể thận thu hẹp, co thắt mạnh, dẫn đến đau quặn. Khi sỏi trở về bể thận, sẽ khiến cơn đau dịu xuống hoặc tan biến, nếu sỏi bị tắc một lần nữa, có thể gây ra triệu chứng tương tự, vậy nên lúc đau dữ dội, lúc không là đặc điểm của bệnh sỏi thận. Nếu các cơn quặn đau xuất hiện nhiều lần, dẫn đến thận tích nước, sẽ làm cho thận mất đi chức năng, hơn nữa không có triệu chứng đau đớn. Do thận khoẻ mạnh có thể bù trừ chức năng, bệnh nhân có thể ngừng đau đớn mà không đi bệnh viện khám. Ngoài ra, sỏi hình sừng, bướu rất ít di động, người mắc bệnh trong một thời gian dài không có triệu chứng gì, hoặc chỉ đau lưng, mỏi lưng nhẹ, dễ coi thường hoặc không đi khám, nhưng loại sỏi này có thể làm cho gần một nữa số người mắc bệnh tử vong vì nhiễm độc tiểu. Vì vậy, không thể coi nhẹ sỏi thận, phải làm các xét nghiệm có liên quan, tích cực chữa trị.
2. Sỏi niệu quản.
Khi sỏi rơi vào ống dẫn niệu, chuyển động từ trên xuống dưới, gây ra nhũng kích thích mạnh làm cho cơ ở ống dẫn niệu co thắt, xuất hiện các cơn đau lưng và đau bụng làm người ta khó mà chịu đựng được. Cơn đau thường từ đằng sau ra đằng trước, từ trên xuống dưới, lan toả đến vùng bụng dưới, bàng quang, cơ quan sinh dục và háng. Mỗi lần phát tác liên tục vài ngày, nhưng cũng có thể chỉ sau vài phút đã đỏ. Đau mạnh có thể làm cho người bệnh đứng ngồi không yên, mồ hôi đầm đìa, thậm chí hạ đường huyết và sốc. Một nữa số người mắc bệnh có các triệu chứng như đi tiểu khó, khó chịu, nôn mữa…Nếu sỏi không thể rơi vào bàng quang, thì có thể dẫn đến bên thận bị mắc bệnh tích nước, lâu dần có thể dẫn đến tổn thương chức năng thận.
3.Sỏi bàng quang.
Triệu chứng chủ yếu là đi tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu đau và có máu.Sỏi nhỏ rơi vào bàng quang, có thể bài tiết ra ngoài qua cửa bàng quang, nhưng cũng có thể bị tắc lại và to dần lên. Khi sỏi làm tắc cửa bàng quang việc bài tiết nước tiểu đột nhiên bị đứt quãng, đồng thời đau dữ dội, hơn nữa còn có thể đau lan sang vùng hạ âm, thay đổi tư thế có thể làm cho sỏi dịch chuyển và có thể tiếp tục đi tiểu.
4. Sỏi niệu đạo.
Triệu chứng chủ yếu là đau khi đi tiểu, đi tiểu khó nên có hiện tượng nhỏ giọt. Do đường kính của đường niệu đạo to hơn đường kính của đoạn niệu quản, về cơ bản, sỏi thận, bàng quang hay niệu quản điều có thể bài tiết ra ngoài, đôi khi sỏi bị tắc ở trong đường niệu đạo dẫn đến ứ đọng nước tiểu |