Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Nguyên nhân chữa trị sỏi niệu đạo như thế nào?

Khi xuất hiện cơn đau quặn thận do sỏi tiết niệu cấp tính phát tác, phải đến bệnh viện khám. Thông thường, sỏi nhỏ hơn 7mm có thể tự bài tiết ra ngoài, chỉ cần điều trị đúng hoặc điều trị hỗ trợ, trước hết dùng thuốc chống co thắt hoặc thuốc tê để giết cơn đau, sau đó truyền vào tĩnh mạch nước hoa quả, đồng thời khuyến khích bệnh nhân uống nhiều nước, để tăng lượng tiểu, giúp cho sỏi rơi xuống bàng quang. Khi cần, có thể cho bệnh nhân dùng thuốc chống nôn sẽ thấy dễ chịu hơn. Nếu sỏi lớn hơn 1cm hoặc có hình đa giác đang cắm trong bể thận hoặc ở đoạn ống dẫn niệu, thì phải dùng kính nội soi và máy siêu âm tán sỏi, lấy sỏi. Người mắc bệnh nghiêm trọng phải làm phẫu thuật.

Người mắc các triệu chứng cấp như đau thận dữ dội, bể thận tích nước, tiểu tiện không thông… điều trị ở bệnh viện…, có thể tránh được các trường hợp nguy hiểm. Đối với người bệnh chưa đưa đến bệnh viện chữa trị mà triệu chứng đã mất đi, hoặc có những người mắc dù không có triệu chứng, nhưng kiểm tra xác định có sỏi, bình thường nên uống nhiều nước, hoạt động nhiều, nhờ trọng lực sỏi có thể rơi xuống bàng quang và bài tiết ra ngoài cùng với nước tiểu. Vào ngày hè nóng nực, toát nhiều mồ hôi, càng cần phải uống nhiều nước, làm cho lượng tiểu mỗi ngày duy trì ở mức trên 2 lít. Sau khi uống nước, vận động nhiều như đánh bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàng, nhảy dây… thì sỏi nhỏ 1cm, hình tròn hoặc hình ôvan có thể được bài tiết ra ngoài.

Tỉ lệ hồi phục sau khi loại bỏ được sỏi trong niệu đạo rất cao, vậy nên điều quan trọng là sau khi chẩn đoán, xác định thành phần của sỏi, áp dụng các biện pháp thích hợp phòng tránh sỏi tái sinh. Nếu xác định do loại bệnh nào dẫn đến sỏi, thì nên điều trị theo nguyên nhân của bệnh đó.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình