Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Người mắc bệnh sỏi niệu đạo nên điều dưỡng tại gia đình như thế nào?

Bệnh sỏi niệu đạo chưa phát tác cấp tính có thể nói là một loại bệnh mạn tính, chỉ cần chú ý điều dưỡng tại nhà, không những có thể ngăn chặn hoặc giảm thiểu sự phát tác cấp tính, còn có thể giúp cho sỏi bài tiết ra ngoài hoặc tan ra. Sau khi điều trị nội, ngoại khoa lấy sỏi hoặc bài tiết ra sỏi, nếu các yếu tố bên trong và bên ngoài làm hình thành sỏi cùng tồn tại thì càng có khả năng tái phát, nhưng nếu trong cuộc sống thường ngày biết điều tiết hợp lý, thì có thể phòng tránh hoặc làm gián đoạn sự hình thành sỏi. Vì vậy, tự điều dưỡng là rất quan trọng đối với việc phòng trị bệnh sỏi, có thể bắt đầu từ mấy phương diện sau đây:

1. Coi trọng nguồn nước sạch

Khả năng hình thành sỏi niệu đạo có liên quan đến nước uống. Lựa chọn và xử lý nguồn nước dùng là biện pháp bắt buộc. Tránh dùng nước có chứa lượng muối vô cơ quá cao, nước phải được làm sạch hoặc qua lọc lắng sau đó mới đun uống.

2. Tập thói quen uống nước

Uống nhiều nước vừa có thể pha loãng nước tiểu, phòng tránh nồng độ canxi, photpho quá cao, từ đó ngăn ngừa sự hình thành sỏi, vừa có thể loại bỏ các tế bào viêm và các tổ chức hoại tử khác nhằm giảm nhẹ bệnh tật. Thông thường, nhu cầu nước hàng ngày khoảng 2-2,5 lít là hợp lý. Ngoài nước máy nước hao quả, nước ép hoặc nước sạch điều được.

3. Vận động nhiều

Vận động vừa tăng cường thể chất, vừa có thể tăng lưu lượng máu vào thận, thúc đẩy bài tiết nước tiểu, rất có lợi cho việc ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm và tạo sỏi, thúc đẩy sỏi nhỏ di chuyển xuống dưới, bài tiết ra ngoài cơ thể. Lựa chọn các loại vận động như nhảy dây,, chạy bộ, leo cầu thang… phù hợp với bản thân.

4. Phối hợp động tác bài sỏi

Bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận, thông thường có thể nhờ người nhà vỗ nhẹ vào vùng thận, người mắc bệnh sỏi niệu quản nên tự tham gia nhiều các hoạt động chạy nhảy, người mắc bệnh sỏi bàng quang nên dùng lực bài tiết nước tiểu, để giúp cho sỏi bài tiết ra ngoài.

5. Giúp bệnh nhân trở mình.

Khuyến khích bệnh nhân nằm liệt giường lâu ngày xuống giường đi lại. Đối với những người hoạt động khó khăn, người nhà nên giúp họ giở mình nhiều lần và hoạt động tứ chi. Như vậy không những làm cho bệnh nhanh hồi phục, mà còn phòng chống được bệnh mất canxi và lây nhiễm liên tục, nếu có thể kết hợp xoa bóp, matxa, hiệu quả càng tốt hơn.

6. Tránh viêm nhiễm do vi khuẩn gây bệnh

Viêm nhiễm ngoài việc làm tổn thương thêm chức năng thận, còn có thể thúc đẩy sỏi phát tác hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng, vậy nên việc phòng ngừa cảm mạo, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, tranh lây nhiễm bệnh ở hệ hô hấp và hệ thống tiết niệu sinh sản là vô cùng quan trọng. Tích cực chữa trị những bệnh viêm nhiễm đã biết ở bất kì bộ phận nào trên cơ thể cũng là một khâu không thể xem nhẹ để phòng trị sỏi

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình