Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Có phải bệnh nhân sỏi thận uống nước rất có lợi không?

Lâu nay, mọi người đều cho rằng người bị bệnh sỏi thận nên uống nhiều nước để tăng lượng tiểu, từ đó phòng tránh tinh thể dạng muối cô lại, kết thành sỏi, đồng thời có lợi cho việc “xung kích” sỏi nhỏ chuyển xuống dưới bài tiết ra ngoài. Nhưng có một số học giả cho rằng, nguyên nhân hình thành và phát triển của sỏi thận cực kì phức tạp, và do kết cấu hình thái cục bộ của thận, chức năng tiểu quản thận, nếu uống quá nhiều nước làm tăng lượng tiểu, mặc dù có thể giảm sự bão hoà và nồng độ của tinh thể dạng muối, nhưng đồng thời pha loãng và giảm thiểu hoạt tính của các chất hạn chế sự hình thành sỏi. Khi phong vấn 115 người mắc bệnh sỏi thận lặp lại nhiều lần, phát hiện mặc dù họ uống rất nhiều nước, mỗi năm tỉ lệ tái phát vẫn đạt 23%, vì vậy cho rằng uống nhiều nước không thể tránh được sỏi thận.

Cuối cùng người bị bệnh sỏi thận có cần uống nhiều nước không? Việc đánh giá dựa trên mấy phương diện sau:

1.Người bình thường hoặc sỏi tương đối nhỏ, vẫn nên uống nhiều nước để tăng cường lượng tiểu nhằm rửa hệ thống tiết niệu, thúc đẩy sỏi nhỏ bài tiết ra ngoài. Ngoài ra, uống nhiều nước có tác dụng nhất định đối với việc ngăn ngừa sỏi tái phát và làm chậm độ lớn của sỏi, khống chế các bệnh viêm nhiễm tổng hợp. Thông thường, mỗi ngày uống khoảng 1,5 đến 2,5 lít nước, duy trì lượng tiểu ở mức trên 2 lít là tốt nhất.

2. Mùa hè trời nóng dễ toát mồ hôi, nên uống nhiều nước để phòng nước tiểu quá đặc. Để duy trì lượng tiểu về ban đêm, có thể uống nước trước khi đi ngủ, sau khi trở dậy đi tiểu lại uống nước, phòng tránh sỏi hình thành. Ban ngày tốt nhất nên uống trà nóng nhạt, nhằm kích thích đường tiêu hoá, đồng thời thông qua tác dụng phản ứng của thần hình, giảm bớt sự co thắt đường niệu quản.

3. Nước trà nên chia thành nhiều lần để uống, không nên tập trung uống một lượng lớn trong một thời gian ngắn. Cần đặt biệt chú ý: khi cơn đau thận phát tác, không nên uống nhiều nước, mà nên uống sau khi cơn đau đã dịu đi.

4. Đối với người bị viêm sỏi đường kính khoảng 1 cm nằm trong hệ thống tiết niệu, đã làm tắc đường tiết niệu hoặc thận tích nước, không nên uống nhiều nước. Vì lúc này uống nhiều nước sẽ tăng thêm lượng tiểu, ngược lại càng làm tắc thêm, tổn thương chức năng thận.

5. Người mắc bệnh cao huyết áp, thận mạn tính, viêm loét dạ dày nghiêm trọng hoặc bệnh tim phổi mạn tính, không thích hợp uống nhiều nước, để tranh những bệnh này phát tác cấp tính. Người mắc bệnh sỏi thận, nếu mắc các bệnh mạn tính trên, lượng nước uống và số lần uống nước mỗi ngày nên hỏi bác sĩ chuyên khoa tiết niệu

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình