Loài cầm thú có thể bị rụng lông và thay thế bằng một lớp lông khác. Chẳng cứ vì cầm thú (chim và loài vật) mà ngay cả các giống lưỡng thê, bò sát, thậm chí cả sâu bọ cũng “thay lông, lột da”.
Trong đời con chim, nó thay lông hoài đấy chứ. Có thể nói mãi cho đến khi trưởng thành đầy đủ, một con chim mới có đủ bộ lông với đầy màu sắc mã đặc trưng của chủng loại. Rồi sau tuổi trướng thành thì sự thay lông vẫn tiếp tục, nhưng lần này thì chỉ thay lông đã “già”. Thứ lông này rụng đi và thay bằng cái khác cùng thứ. Một cộng lông dài bị rụng liền có cọng khác thay thế liền. Cũng cần nói thêm là chim thay lông theo mùa. Đó vài giống chim đến mùa sinh đẻ thì lông trở nên “sáng” ra và mọc lông mới. Bởi vậy, hầu hết các giống chim đều mỗi năm thay lông hai lần. Một lần trước và một lần sau mùa sinh đẻ. Chim đâu có thay lông, thay toàn bộ lông một lượt, nhất là thứ lông đuôi, lông cánh. Do đó, sự thay lông không ảnh hưởng gì đến sự bay nhảy của loài chim. Đã thế, mọi khi thay lông là nó thay cả hai bên cánh (mỗi bên một cong). Do đó, nó vẫn giữ được thăng bằng. Chỉ có những thứ như vịt trời, thiên nga, ngỗng là không thay lông (cánh) theo kiểu này. Vì vậy, đến mùa thay lông mấy giống này không bay được. Vì khi thay là nó thay toàn bộ lông cánh một lượt. Tuy nhiên, là loài chim nước nên nó chẳng cần “thoát hiểm” bằng cách bay đi. Khi thay lông như vậy mà gặp hiểm, chúng trốn bằng cách lội xuống nước. Trong mùa sinh nở, màu lông “sáng” của con đực thường được phủ thêm màu đậm (nâu hoặc xám” để chúng dễ nguỵ trang, nhờ đó dễ lẫn trốn.
Rắn lột ra theo một cách thức riêng và độc đáo. Ban đừng lầm tưởng mỗi lần “lột da” là rắn thay toàn thể “bộ da” của nó đâu. Thật ra, nó chỉ thay một lớp rất mỏng phủ phía ngoài cùng bộ vẩy của nó. Khi “lột da” trên môi của nó, rồ từ chỗ “da” bị rách đó, nó tuồng mình ra khỏi lớp “da” và để lại lớp “da” già này tại chổ. Điểm độc đáo là khi nó lột như vậy, nó “lộn trái” lớp da nó ra ngoài |