Ở một vài loại rắn độc, hạch nước miếng sản xuất ra chất độc để giết chết con mồi. Đó là nọc rắn. Có loại rắn nọc độc mạnh đến nỗi có thể làm chết cả con voi. Các loại khác có nọc độc nhẹ hơn, chỉ giết được thằn lằn, rắn mối. Trong số 412 loại rắn chỉ có 200 loài rắn độc gây nguy hại cho con người.
Có hai loại rắn Châu Phi là rắn pháo và rắn chim. Răng nọc của chúng ở sau miệng. Răng nọc gồm có hai hoặc ba cái nằm ở cuối hàm trên, càng ngày càng lớn và có rãnh chạy xuống một bên.
Ngay trên răng nọc có một khoảng hở dẫn vào tuyến có sản xuất nọc độc. Khi cắn cắn, nọc độc sẽ theo đường rãnh vào vết thương tạo nên bởi răng nọc.
Răng nọc của rắn hổ mang nằm trước miệng, ở hàm trên mỗi bên một cái. Đối với loài rắn hổ mang, răng trên răng nọc được che kín, làm thành một ống rỗng, có cơ bao bọc tuyến nọc độc phun vào răng nọc độc truyền ngay vào con mồi.
Có loại rắn mang phun nọc độc từ răng nọc giống như súng phun nước vậy, nó nhắm vào mắt con mồi, vòi phun dài tới hai mét rưỡi, làm con vật mù ngay.
Rắn lục có hệ thống phun nọc phức tạp hơn. Răng nọc rất dài, nằm dọc theo miệng thì miệng ngậm lại. Khi tấn công, miệng há ra, răng hàm quay về trước, mang theo răng nọc tạo một góc vuông với họng |