Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thế giới Động vật
Tại sao cá hồi phải lội ngược dòng nước mới đẻ trứng được?

Tạo vật có nhiều cách sinh đẻ, tự vệ và bảo tồn nòi giống thật lạ lùng khiến ta phải kinh ngạc. Những cách làm tổ của một vài giống chim hoặc cách một vài giống vật chiến đấu để bảo vệ đám con của mình thật lạ lùng.

Bản năng đã khiến con cá hồi phải làm một cuộc hành trình ngược dòng. Bởi vì đó là cách tốt nhất để cá hồi con ra chào đời và tăng trưởng. Không phải tất cả mọi con cá hồi đều phải ngược lên đến tận đầu sông, ngọn suối để sinh đẻ. Có nhiều con ghé ngay vào một nhánh sông phía dưới. Cá hồi lưng gù thuộc loài này. Nó đẻ ngay ở cửa sông, cách chỗ nước mặn vài dặm. Nhưng cũng có cá hồi thuộc loài chúa trùm. Nó lội ngược lên đến ngọn nguồn cách biển tới 3.000 dặm. Trước khi đi đến vùng nước ngọt, cá hồi như được sống trong điều kiện thoải mái, mạnh khoẻ, mập ra. Đôi khi chúng bị suy kiệt vì ráng đến tận nơi chúng muốn đến để đẻ trứng.

Vì chúng lội ngược, nhiều con sông có nhiều ghềnh, thác chảy xiết nên lên đến nơi, cá hồi thường gầy ốm tiều tụy, xác xơ hay còn phốp pháp thì khi đẻ trứng xong là cá hồi Thái Bình Dương đều chết cả.

Khi tới đúng chỗ đẻ trứng (thường cũng là nơi trước kia chúng ra đời trong dạng cái trứng), con cá hồi cái dùng đuôi, vây và chính thân mình đào một cái lỗ trong đá, đất, hoặc cát rồi đẻ trứng vào đó. Con đực sẽ cho thụ tinh. Sau đó cá hồi cái ấp trứng.

Khi mọi việc đã xong, thì dường như cá hồi cũng chán hết mọi sinh thú ở đời. Nó thả mình theo dòng nước trôi xuôi. Dòng nước đó cũng là nơi nó gửi tấm thân tàn tạ. Và cũng là lúc mở màng cho trang sử đầu tiên của cá hồi con. Sáu mươi ngày sau khi ra khỏi lòng mẹ, trứng cá hồi mới nở. Cá hồi con sẽ ở lại vùng nước ngọt trong vài tháng, có khi đến một năm, rồi lại theo dòng sông và đổ vào biển cả. Cái vòng sinh tử cứ như thế quay đều, từ thế hệ này sang thế hệ khác, không bao giờ thay đổi

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình