Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thế giới Động vật
Kỳ nhông đổi màu như thế nào?

Từ màu xanh lợt, kỳ nhông biến thành xám đen, rồi lấm tấm vàng. Bằng cách nào mà hay vậy? Phải chăng thiên nhiên đã trang bị cho kỳ nhông cái máy tự động đổi màu để thân thể của nó “tiệp” màu với chỗ nó đang nằm? Chắc có bạn nghĩ rằng bộ da của kỳ nhông được tráng thủy như tấm kiếng soi, xung quanh màu gì thì tấm kiếng màu đó. Không! Sự đổi màu của kỳ nhông không phải do màu xung quanh nó bởi vì kỳ nhông đâu có thèm để ý gì đến xung quanh nó.

Điều kỳ lạ là da kỳ nhông trong khe, nghĩa là da nó thấu quang. Dưới lớp da đó là một lớp tế bào có đủ sắc tố vàng, đen, đỏ… Khi những tế bào này co lại hay nở ra thì màu đen trên da nó thay đổi tuỳ theo tế bào nào co, màu nào nở. Nhưng nó đổi màu như thế để làm gì? Khi kỳ nhông ta nổi giận hoặc sợ quá, hệ thần kinh bèn gửi tín hiệu đến các tế bào màu kia. Người ta giận tím mặt thì kỳ nhông giận cũng xám lại, còn khi khoái trá thì đỏ hồng lên.

Ánh sáng mặt trời có tác động vào các tế bào màu ấy chớ chẳng phải không. Ánh sáng mặt trời nóng quá khiến cho tế bào sậm đen lại. Nhưng không có ánh nắng mà thời tiết nóng chẳng hạn, màu của kỳ nhông thường là xanh lục. Trời râm mát, sâm sẩm tối thì kỳ nhông lạt màu đi, biến thành lốm đốm vàng.

Vậy, nhưng ta thấy sự “cảm xúc”, ánh sáng, nhiệt độ tác động hệ thần kinh của kỳ nhông làm cho tế bào mang sắc tố của nó co, nở chớ chẳng phải là “ở đâu âu đó” theo màu xung quanh.

Tất nhiên, sự thay đổi màu này cũng giúp kỳ nhông lẩn tránh được kẻ thù như rắn và chim. So với kẻ thù thì kỳ nhông di chuyển chậm, do đó nó cần những phương tiện đó để sống còn

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình