Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Độ sâu nước nuôi bao nhiêu là thích hợp nhất, cho ao nuôi tôm thương phẩm?

 

Trong kỹ thuật nuôi cá cũng như nuôi tôm, độ sâu của ao rất quan trọng, nó quyết định một phần cho năng suất ao nuôi, độ sâu bao nhiêu là thích hợp phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp nuôi, tìm hiểu tổng quát tác dụng của độ sâu như sau:

Trong ao nuôi, ở tầng mặt oxy được tạo ra do quang hợp của thực vật nổi rất lớn. Theo chiều sâu từ bề mặt xuống đáy oxy giảm dần. Ở độ sâu lượng oxy đặc được tạo ra do quang hợp bằng lượng oxy mất đi đo hô hấp của thực vật thủy sinh được gọi là điểm bù, tương ứng với độ sâu ánh sáng xuyên qua. Điểm bù trong ao nuôi tôm cá thường nhỏ hơn độ sâu 1,5 m. Ao nuôi quá cạn độ sâu nhỏ hơn 0,8 một sự phân tầng về nhiệt luôn xảy ra, trong ngày nắng nhiều, nhiệt độ thay đổi lớn trong ngày đêm, sẽ xảy ra hiện tượng sốc, dễ sinh bệnh, ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng của tôm. Ao cạn, nhiệt độ nước nuôi luôn luôn cao, tôm cái sẽ mang trứng sớm, sự tăng trưởng của tôm cái chậm lại. Ao nuôi quá sâu, độ sâu lớn hơn 1,5 một nếu không có sục khí hay quạt nước, sẽ xảy ra hiện tượng phân tần oxy, vùng nước đáy ao luôn luôn thiếu oxy, không có lợi cho nuôi tôm.

Do đó, khi nuôi tôm theo phương pháp quảng canh cải tiến hay bán thâm canh, độ sâu nước nuôi tốt nhất là 1,2 – 1,4 m. Ao nuôi thâm canh có quạt nước hay sụt khí độ sâu nước nuôi, sâu hơn 1,5 m để tăng dung tích nước chứa trong ao, thuận tiện trong việc bố trí mật đố cao, khai thác hết tiềm năng của ao

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình