Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Cho biết kỹ thuật ương nuôi tôm càng xanh trong ao và trong bể xi măng?

 

Tôm càng xanh có thời gian nuôi từ tôm bột thành tôm thương phẩm kéo dài trên 7 tháng nuôi. Để rút ngắn thời gian nuôi, giảm tỷ lệ hao hụt trong khi nuôi, quay vòng nuôi nhanh phải ương tôm bột thành tôm giống, từ 1 – 2 tháng, sau đó mới chuyển qua ao nuôi. Khi ương có thể trong ao đất hoặc bể xi măng.

Kỹ thuật nuôi trong ao

Kỹ thuật xây dựng ao, cải tạo giống như ao nuôi tôm thương phẩm chỉ khác một số tiêu chuẩn kỹ thuật sau:

- Diện tích ao ương từ 500 – 1000 m2, dễ quản lý và thu hoạch.

- Độ sâu nước ương trong ao 0,8 – 1,0 m.

- Mật độ ương tùy thuộc vào thời gian ương:

300 tôn bột (PL)/m2, thời gian ương 1 tháng.  

150 – 200 tôm bột/ m2, thời gian ương 2 tháng.

- Nếu ao ương có bố trí quạt nước hay máy sục khí, độ sâu ao cần đào sâu hơn, khoảng 1,5m, mật độ ương bố trí cao hơn từ 1500 – 2000 PL/m2, thời gian ương chỉ 30 – 40 ngày là thích hợp, ương lâu quá tỷ lệ hao hụt cao và tăng trường chậm.

- Sử dụng thức ăn tổng hợp dạng viên, có hàm lượng prôtêin 35%, cho ăn 4 lần/ ngày, thức ăn rải đều khắp ao.

- Sau 15 ngày nuôi bắt đầu thay nước 2 ngày 1 lần, mỗi lần thay từ 30 – 50% lượng nước nuôi.

Bảng 4: Thức ăn sử dụng cho 100.000 tôm bột trong 60 ngày ương

Ngày nuôi (ngày)

Lần cho ăn (kg/lần)

Số lượng thức ăn ngày (kg)

1

(6 giờ)

2

(10 giờ)

3

(14 giờ)

4

(18 giờ)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40 - 45

46 - 50

50 - 55

56 - 60

0,2

0,25

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

0,8

0,9

1,0

1,1

1,2

1,3

1,4

1,5

1,6

1,7

1,8

1,9

2,0

2,1

2,2

2,3 - 2,8

2,9 - 3,4

3,0 - 3,6

3,3 - 3,8

0,2

0,25

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

0,8

0,9

1,0

1,1

1,2

1,3

1,4

1,5

1,6

1,7

1,8

1,9

2,0

2,1

2,2

2,3 - 2,8

2,9 - 3,4

3,0 - 3,6

3,1 - 3,8

0,2

0,25

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

0,8

0,9

1,0

1,1

1,2

1,3

1,4

1,5

1,6

1,7

1,8

1,9

2,0

2,1

2,2

2,2 - 2,8

2,9 - 3,4

3,0 - 3,6

3,1 - 3,8

0,2

0,25

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

0,8

0,9

1,0

1,1

1,2

1,3

1,4

1,5

1,6

1,7

1,8

1,9

2,0

2,1

2,2

2,3 - 2,8

2,9 - 3,4

3,0 - 3,6

3,1 - 3,8

0,8

1,0

1,2

1,6

2,0

2,4

2,8

3,2

3,6

4,0

4,4

4,8

5,2

5,6

6,0

6,4

6,8

7,2

7,6

8,0

8,4

8,8

9,2 - 11,2

11,6 - 13,6

12,0 - 14,4

12,4 - 15,2

Kỹ thuật ương trong bể xi măng

Xây bể có diện tích từ 10 – 15m2, chiều cao bể 0,8m, có mái che.

Mật độ ương tuỳ thuộc vào thời gian ương.

Ương 10 – 15 ngày:           5000 tôm bột/m2

Ương 30 ngày:                  1000 – 2000 tôm bột/m2

Ương trong bể xi măng thời gian ương tối đa là 30 ngày, ương lâu hơn tôm chậm lớn, tỷ lệ hao hụt cao. Thức ăn có thể sử dụng như ương trong ao, nếu có điều kiện nên sử dụng thức ăn trùn chỉ, loại thức ăn này dễ sử dụng, cho trùn chỉ vào bể, trùn chỉ vẫn sống, theo dỗi sức ăn của tôm để tăng giảm hợp lý. Sử dụng trùn chỉ làm thức ăn, tôm ăn rất chóng lớn, nước luôn sạch, giảm được tỷ lệ hao hụt do tập tính ăn thịt lẫn nhau giảm, lượng nước thay hàng ngày từ 20 – 30%. Cho các viên sỏi vào đáy bể làm giá thể cho tôm trú ẩn lúc lột xác, hạn chế hiện tượng ăn thịt lẫn nhau.

Thực hiện giai đoạn ương có lợi trong nuôi thương phẩm như sau:

- Giảm tỷ lệ hao hụt trong khi nuôi.

- Thời gian nuôi ngắn.

- Kích thướt tôm lúc thu hoạch đạt trọng lượng thương phẩm cao

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình