Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Ấu trùng từ giai đoạn 5 trở đi khi vệ sinh si phông cặn đáy bể theo ra nhiều, đổ ra chậu ấu trùng vẫn sống, nhưng không bơi mà nằm ở mặt đáy chậu, hoặc quan sát kỹ tôm trong bể nhiều con bơi không bình thường, lúc bơi xoay tròn, đó là bệnh gì, cách phòng trị như thế nào?

 

 

Hiện tượng nêu trên có thể là bệnh hoại tử, nếu là bệnh hoại tử triệu chứng như sau:

Bệnh này thường hay gặp trong sản xuất giống tôm càng xanh cũng như tôm biển, ở tôm càng xanh bệnh thường xuất hiện từ giai đoạn 5 trở đi. Khi quan sát trong bể nuôi thấy ấu trùng bơi không bình thường, hoặc chìm nhiều ở đáy bể, quan sát trên kính hiển vi thấy các phần phụ của ấu trùng bị ăn mòn, hoặc cụt như chủy, chân bụng, chân ngực, chỗ bị ăn mòn có màu vàng cam. Khi bị bệnh nặng, không trị kịp thời ấu trùng chết nhiều. Phát hiện sớm chữa trị kịp thời bệnh sẽ khỏi.

Nguyên nhân gây bệnh: chủ yếu do môi trường nuôi bị sốc, trong đó yếu tố nhiệt độ là chủ yếu. Khi nhiệt độ nước nuôi trên 30oC thường xảy ra bệnh này.

Phòng trị bệnh: Khống chế nhiệt độ nước nuôi ổn định từ 27- 28oC, lúc thay nước chú ý các yếu tố: S%o, pH, to…phải đồng nhất, sẽ ít gặp bệnh này. Khi phát hiện bệnh phải kịp thời có thể sử dụng một khánh sinh sau:

- Ciprofloxacine 2 ppm chữa trong 3 ngày liên tục sẽ khỏi.

- Geltamicine 5 ống + Cefotacine 1 lọ/m3, chữa 2 ngày liên tục sẽ khỏi

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình