Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Vì sao con mực có thể bơi với tốc độ rất cao?

Động vật di chuyển bằng cách chạy nhảy, bay lượn hoặc bơi lội. Nói chung, dv đi lại được một cách nhanh nhẹn, linh hoạt là do chúng có bộ xương khỏe. Dưới biển sâu, mực hoàn toàn không có xương, nhưng chúng bơi lội, di chuyển theo mọi hướng rất nhanh nhẹn. Khi cần thiết như lúc gặp nguy hiểm hay cần đuổi theo con mồi, mực có thể bơi với một tốc độ rất cao. Mực bơi lội, di chuyển hoàn toàn dựa vào cơ chế phản lực, họ hàng thân thuộc với mực là bạch tuộc cũng chưa đạt tới tốc độ cao như mực. Xung quanh thân mực có những lớp cơ vòng với độ đàn hồi cao, mực còn có một hệ thống van đặc biệt, có thể hút nước vào đầy khoang áo hình trụ, rồi phụt nước ra ngoài với một áp suất rất lớn. Nước tạo thành ngược với hướng nước phụt một phản lực lớn, đẩy mực đi theo hướng ngược lại. Nước hút vào hoặc phụt ra qua một lỗ hình phễu, miệng phễu có thể quay đi mọi hướng, khi cần di chuyển về phía nào, miệng phễu sẽ quay về hướng ngược lại.

Hơn nữa, hệ thần kinh trung ương của mực có cấu tạo phức tạp, đôi mắt hoàn chỉnh gần như mắt người, hệ tuần hoàn kín và hô hấp rất phát triển đã giúp cho hoạt động hút và phụt nước theo nguyên tắc phản lực được nhanh nhạy. Người ta đã nghiên cứu giống mực todarodes paccificus và thấy rằng nó có thể bơi liên tục trên chặng đường hàng ngàn cây số với tốc độ trung bình là 10 – 15 m/phút tức là khoảng 800 – 900m một giờ, đó là một tốc độ lý tưởng đối với một con vật nhỏ bé, hoàn toàn dùng năng lượng của cơ thể để bơi lội. Hiện nay, người ta đã nghiên cứu và phát hiện một số cấu tạo đặc biệt khác của cơ thể mực, ví dụ các lớp chằng bọc quanh cơ thể và việc sử dụng linh hoạt từng lớp có khác nhau trong những điều kiện khác nhau… cũng như việc xoắn các tua về phía cuối thân để giảm nhỏ sức cản khi bơi là những phản ứng kỳ diệu của mực. Những đặc điểm về cấu tạo này của con mực đã từng bước được ứng dụng trong công nghiệp tàu biển hiện đại

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình