Bệnh dịch tả do virus qua lọc gọi là Tortos suis, có hình cầu, có thể là loại ARN virus. Virus tồn tại nhiều năm tháng trong thịt ướp đông, ướp lạnh; 6 tháng trong thịt ướp muối và xông khói. Bệnh lây lan do truyền trực tiếp từ lợn ốm sang lợn khoẻ, hoặc gián tiếp qua nước tiểu, nước mắt, nước mũi, rơm, rác, dụng cụ chăn nuôi, qua chó mèo, người tiếp xúc với lợn ốm… hoặc do vận chuyển mua bán trao đổi giống qua vùng dịch. Bệnh dịch tả thường ghép với bệnh tụ huyết trùng và bệnh phó thương hàn.
Triệu chứng:
Nung bệnh từ 4 – 8 ngày hay lâu hơn, xuất hiện 3 thể:
- Thể quá cấp tính hay kịch liệt: Bệnh phát nhanh chóng. Lợn chê cám, ủ rủ, sốt 40 – 420C. Da bẹn, da dưới bụng ở vành tai có chỗ đỏ lên rồi tím đen lại. Lợn giãy giụa một lát rồi chết. Bệnh tiến triển 1 – 2 ngày, tỉ lệ chết đến 100%.
- Thể cấp tính: Lợn buồn bã, ủ rũ, biếng ăn hoặc bỏ ăn, chui dưới rơm hoặc nơi tối để nằm. Hai ba ngày sau lợn sốt nặng 41 – 420C liền trong 4 – 5 ngày. Khi thân nhiệt hạ xuống là khi gần chết. Lợn ốm, thở mạnh hồng hộc, khát nước nhiều. Chỗ da mỏng, nhất là bẹn xuất hoặc chấm đỏ bằng đầu đinh ghim, hạt đậu. Có khi đám xuất huyết thành từng mảng đỏ lớn. Những nốt đỏ dần dần tím bầm lại, có thể thối loét ra, rồi bong vẩy. Mắt có dử trắng che lấp. Lúc đầu lợn bí đái, phân rắn. Sau đó ỉa chảy nặng, có khi ra cả máu tươi. Phân lỏng, khắm, mùi hôi thối đặc biệt. Niêm mạc mũi, chảy mũi đặc, có khi loét vành mũi. Lợn hợp đồng, khó thở, đuôi rủ, lưng cong, ngồi như chó (để dễ thở) và ngáp. Có con lên những cơn co giật, hoặc bại liệt hai chân sau hoặc nửa thân, đi chệch choạng, đầu vẹo, lê lết hai chân sau. Lợn gầy tọp nằm dài, giẫy giụa rồi chết
Nếu ghép với phó thương hàn, lợn ỉa chảy nhiều, tháo dạ kéo dài, phân rất khắm; hoặc xen kẽ với đi táo sờ bụng thấy những cục sưng không đều, do sưng hạch.
Nếu ghép với tụ huyết trùng thì bị viêm phổi hoặc viêm màng phổi.
Khi ghép hai bệnh trên, da có những vết đỏ xanh ở mõm, tai, cổ, bụng; mụn có mủ hoặc vẩy, hoại tử ở tai và đuôi.
- Thể mãn tính: Lợn gầy, lúc đi táo, lúc ỉa chảy. Ho, khó thở. Trên da lưng, sườn có vết đỏ, có khi loét ra từng mảng. Bệnh kéo dài 1 – 2 tháng. Lợn chết do kiệt sức, khỏi bệnh cũng gầy còm, vỗ không lên cân được. Khỏi bệnh lợn có miễn dịch nhưng gieo rắc virus đến 3 tháng sau.
Mổ khám thấy lá lách ứ máu ở rìa. Thận có lấm tấm đỏ ở lớp ngoài. Chỗ tiếp giáp ruột non ruột già bên trong tụ máu.
Phòng bệnh:
Không mua lợn chợ về nuôi. Mua tại chuồng lợn đã được tiêm phòng. Mua về cũng cần tiêm phòng lại.
Phòng bệnh là chủ yếu. Khi đã mắc bệnh hầu như không có thuốc uống chữa. Thực hiện đúng quy ước chăn nuôi: lợn nái tiêm phòng trước khi phối giống. Lợn con đẻ ra được 20 ngày phải tiêm phòng và nhắc lại lần nữa sau cai sữa, xuất chuồng. Tiêm phòng bằng vacxin dịch trả đông khô (mỗi chai 40 liều) cho 40cc nước sinh lý mặn hoặc nước cất, lắc đều, tiêm sau tai 1ml. Sau khi tiêm 7 ngày mới có khả năng chống bệnh. Trong thời gian đó không dùng kháng sinh cho lợn. Hiệu lực vacxin từ 6 – 10 tháng, nên một năm tiêm 2 lần.
Sau khi tiêm lợn có thể sốt 400C do phản ứng thuốc, không cần can thiệp. |