Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Bệnh lợn đóng dấu (Erysipelassuum).

Bệnh lợn đóng dấu do trực khuẩn Erysipelothrix rhu-siopathiae gây xuất huyết, viêm da, ruột, thận, toàn thân bại huyết, niêm mạc xuất huyết và lá lách sưng to. Trực khuẩn ở trong đất nhất là vùng đất pha cát. Trực khuẩn nằm trong cơ thể lợn, tồn tại ở hạch amydan.

Triệu chứng:

Bệnh ở thể cấp tính thường dễ nhầm với bệnh dịch tả lợn hoặc bệnh gây xuất huyết ngoài da. Bệnh cũng có thể gây chết nhanh dễ nhầm với bệnh tụ huyết trùng. Song, thông thường bệnh đóng dấu kéo dài hơn 5 -  6 ngày.

Ở thể mãn tính, thường xuất hiện những đám xuất huyết ở da, làm da đỏ, tím bầm thành các hình tròn, vuông khác nhau như hình các con dấu.

Lợn sốt cao 40 – 410C, bỏ ăn, sưng khớp, đi lại khó khăn và chỉ nằm ở một xó. Thường táo bón, sau đó phân nát có lẫn máu; nước đái ít, màu vàng thẫm. Bệnh kéo dài 9 – 10 ngày. Lợn yếu chết hoặc thành thể kinh niên.

Bệnh phát thành dịch nhưng chỉ trong từng vùng. Tỉ lệ ốm cao và chết nhiều. Bệnh kéo dài từ 2 – 8 ngày.

Phòng bệnh:

-  Giữ vệ sinh chuồng trại. Tránh thức ăn mốc nhiều aflatoxin. Tiêm phòng 1 trong 2 loại vacxin sau:

Vacxin keo phèn tiêm với liều:

Lợn dưới                    25 kg = 3 ml

Lợn trên                      25 kg = 5 ml

Sau khi tiêm 21 ngày được miễn dịch trong 5 – 6 tháng.

Vacxin nhược độc đóng dấu 2 (ĐD 2) tiêm dưới da với liều

Lợn dưới                    40 kg = 0,5 ml

Lợn trên                      40 kg = 1,0 ml

Khi dùng vacxin trên không được dùng thức ăn nước uống có kháng sinh. Phải đợi khi thuốc có hiệu lực mới được dùng kháng sinh (nếu cần).

Chữa bệnh:

-  Dùng kháng sinh rất có hiệu lực. Dùng ngay kháng sinh liều cao từ đầu, và tiêm cách nhau 3 – 4 giờ. Tiêm trong 2 – 3 ngày liền với liều:

Pencillin 10.000 UI cho 1 kg lợn hơi.

Streptomycin 10 – 30 mg cho 1 kg lợn hơi.

Tiêm hỗ trợ vitamin C hay urotropin để giải độc máu.

-  Tắm xà phòng: Dùng nước ấm, xát xà phòng nổi bọt khắp cơ thể lợn. Trả về chuồng, sau 1 giờ rửa sạch bằng nước ấm. Ngày tắm 2 – 3 lần

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình