Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Bệnh phó thương hàn (Salmonellosis suum, paratyphus suum).

Bệnh phó thương hàn lợn là bệnh truyền nhiễm do samonella cholerae suis, chủng Knuendorf (thể cấp tính) và samonella typhisuis chủng Knuendorf (thể cấp tính) và samonella typhisuis chủng voldagsen (thể mãn tính) tác động chủ yếu đến bộ máy tiêu hoá gây viêm dạ dày và ruột, có mụn loét ở ruột, ỉa chảy.

            Samonella ở các hạch màng ruột trên 47,5% lợn khoẻ.

            Bệnh đã phát thì lây lan qua đường tiêu hoá, chuồng lạnh, ẩm và do các ký sinh trùng đường ruột.

            Lợn ở các lứa tuổi đều mắc bệnh, nhưng bệnh nặng và phổ biến ở lợn con từ 2 – 4 tháng tuổi. Lứa tuổi này bị bệnh chết tỉ lệ cao từ 50 – 80%. Những con chữa khỏi thường có di chứng còi cọc, chậm lớn. Vi khuẩn tồn tại vài tháng trong chuồng trại và môi trường ẩm ướt, thiếu ánh sáng mặt trời. Trong thịt muối, vi khuẩn tồn tại từ 2 – 6 tháng. Các ổ dịch thường phát sinh vào mùa mưa, nóng, ẩm ướt vào cuối hè sang thu.

            Trong ổ dịch, lợn nái sẩy thai vào những thời kỳ chửa khác nhau, một số lợn chết, tỉ lệ khoảng 5% những con khác thì còi cọc.

Triệu chứng:

Thời kỳ mang bệnh từ 3 – 4 ngày

-  Thể cấp tính: sốt cao 40 – 410C, lợn run lẩy bẩy, không ăn, đi tả, nằm một chỗ, lợn chết trong vài ngày.

-  Thể mãn tính: bắt đầu sốt, ủ rũ. Đợt sốt đầu kéo dài một tuần lễ; tiếp theo một thời kỳ không sốt mấy ngày rồi lại tiếp tục sốt. Da có những mảng đỏ, bong vẩy, đi tả liên miên, thối khắm. Con vật gầy yếu dần, có khi có biến chứng ở phổi. Thường chết từ mấy ngày đến mấy tuần lễ.

Bệnh tích:

Giải phẩu thấy: Ruột tổn thương ở niêm mạc đoạn cuối ruột non, hồi tràng, van hồi manh tràng và ruột già. Trên mặt các nốt Peyer sưng hình bầu dục, thường có lác đác những đám hoại tử nhỏ màu trắng, vàng hoặc đốm chảy máu.

Hạch màng treo ruột sưng to, thỉnh thoảng có chỗ chảy máu và hoại tử.

Dạ dày niêm mạc chảy máu rải rác một số điểm, có một số loét nhỏ bằng hạt đậu ở bờ thoải, thường tập trung ở bờ cong nhỏ. Lá lách sưng to gấp 2 – 3 lần lá lách thường, tổ chức lách mủn. Có một số trường hợp lách có những hạt hoại tử tròn, màu trắng vàng to nhỏ khác nhau từ bằng đầu đinh ghim đến bằng quả nhỏ

Gan xung huyết. Một vài trường hợp trên mặt gan có áp xe nhỏ.

Phòng trị bệnh:

Tiêm phòng là biện pháp chủ yếu:

-  Vacxin thường dùng (có keo phèn) tiêm cho lợn con từ 20 ngày tuổi.

Lợn cai sữa tiêm 2 lần, cách nhau 1 tuần; lần 1: 4,5 ml/con; lần 2: 2 ml/con. Nơi có dịch phải tiêm phòng 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Lần 1: 3 ml/con, lần 2: 4 ml/con, lần 3: 5 ml/con

Nơi có ổ dịch, lợn nái chửa tiêm 3 lần. Tính toán sao cho lần tiêm thứ 3 cách ngày để 50 ngày. Lần 1: 5 ml/nái cách 7 ngày tiêm lần 2 từ 5 – 8 ml/nái, cách 7 – 10 ngày tiêm lần 3 từ 8 – 10 ml/nái.

-  Có thể dùng vacxin giảm độc gồm hai chủng Salmonella B và C (là chủng đã gây ra dịch) được giảm độc qua cộng sinh với B subtilis, mỗi militít vacxin chứa 3 tỷ vi trùng, môi trường là nước thịt bò, lợn dưới 10 kg tiêm 1 lần 2 ml dưới da, lợn trên 30 kg tiêm 3 ml.

Điều trị: ít kết quả do ruột bị loét

Cho uống kháng sinh sulfagánidin, ganidan, chlorocid.

Lợn      5 – 10 kg: 1 g/ngày

            10 – 20 kg: 2 g/ngày

            21 – 50 kg: 4 g/ngày

            Trên 50 kg: 10 g/ngày

Uống 3 ngày liền, sau uống ½ liều trong 2 ngày.

Hoặc dùng terramycin, streptomycin 5 mg cho 1 kg lợn con và 10 mg cho 1 kg lợn lớn, tiêm trong 3 ngày liền.

Đã thí nghiệm dùng cloromixetin, sunfa pyrimidin, soludagenan, aureomixin có kết quả nhất định

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình