Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Bệnh suyễn (Bệnh viêm phổi truyền nhiễm Swine enzootic pneumonia).

 Bệnh suyễn lợn (Swine enzootic pneumonia – SEP) còn có những tên gọi khác nhau: Viêm phổi nhiễm trùng, viêm phế quản phổi, viêm phổi địa phương… là bệnh truyền nhiễm thường mãn tính, cấp tính lưu hành ở địa phương do một Mycoplasma và đặc điểm là viêm phế quản, phổi tiến triển chậm. Ở nước ta phát hiện có từ năm 1953, đến 1962 lan ra các tỉnh; đến nay vẫn thấy ở vùng này hay vùng khác.

            Mặc dù chỉ một mình Mycosplasma gây được bệnh (gần đây do Mycoplasma hyopneumoniae – Hoglges 1976), nhiều loại vi trùng giúp cho bệnh duy trì và phát triển: Hemoplilus sius, Pasteurella septica, streptococcus, staphy lococcus, E.coli, salmonella, Alcaligenus, Klebssiella. Những bệnh tích ở phổi do sự xâm nhiễm bởi những tác phẩm thứ phát: Pasteurella, streptococcus, Bordetella, Bronchiseptieca, Kleb siella, pneumoniae… làm thay đổi nhiều tiến triển của bệnh.

Triệu chứng:

            Sau thời gian mang bệnh 10 – 16 ngày, bệnh thường tiến triển dưới thể á cấp tính hay mãn tính, có khi cấp tính.

- Thể á cấp tính: từ tuần lễ thứ tư đến tuần lễ thứ sáu, bắt đầu bằng những biến loạn kín đáo: mệt mỏi, kém ăn, da xanh mất bóng, viêm kết mạc mắt, sốt nhẹ (39,5 – 40,50C) xuất hiện muộn và ngắn hạn (khoảng 4 giây) có khi hắt hơi.

Sau từ 1 đến 2 tuần lễ, ho khan từng cơn, nhất là sau khi vận động. Chỉ từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 16 mới thấy được dấu hiệu viêm phổi. Nếu bệnh tích ở phổi rộng thì thấy khó thở, nhịp thở tăng, thở nhiều theo thở bụng (thở bụng dáng chó ngồi) ít khi đi ỉa lỏng. Lợn khó thở tới mức tím cả thân mình, vì thiếu ôxy, gây rẫy chết nếu không trợ hô hấp kịp bằng adrenalin

Mặc dù lợn vẫn ăn nhưng sinh trưởng chậm so với lợn bình thường. Trong trại có bệnh, đàn lợn phát triển không đều.

Tỉ lệ chết không quá 5 – 10%, tăng lên nếu do lạnh, ẩm ướt và nuôi dưỡng không tốt.

Lợn không chết chuyển sang thể bệnh mãn tính: ho dai dẳng, khó thở, gầy còm; da có vẩy và đến lại như rắc bồ hóng. Hồi phục rất chậm, khó khăn và không hoàn toàn (áp xe, hoại thư, nốt cứng trong phổi).

-  Thể cấp tính thấy ở lợn mọi thứ tuổi, khi bệnh xâm nhập vào cơ sở chăn nuôi lợn từ trước hoàn toàn chưa có bệnh. Triệu chứng rõ rệt hơn so với thể á cấp tính. Tỉ lệ chết từ 20 – 80%, lợn bệnh so với lợn lành, tăng trọng hàng ngày kém ít nhất 16% và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng tăng lên trên 25%.

Bệnh tích:

Điển hình là chứng viêm phế quản phổi, diện tích thay đổi, khi thì nhiều ổ nhưng thường chụm lại thành từng đám ở phần trước và dưới phổi, ở cả hai phổi, nếu ở một phổi thường là phổi phải.

Ở lợn đang bú và cai sữa, bệnh tích viêm phổi cata. Chỗ bệnh tích sưng, cứng, đồng màu nâu hay xám nâu, mặt cắt thuần nhất và ướt. Những ống phổi cắt ra, bóp thấy nước đục, dính, đỏ hay xám. Phế quản, phế nang, chứa tương dịch, trong đó có những tế bào thượng bì tróc ra, những lymophocit và hạch đầu đa nhân.

Ở lợn nhiều tháng tuổi hơn, là những ổ chứa vữa hay mủ và có khi có hang do tác động của các vi khuẩn tạp bội nhiễm. Thường thấy viêm màng phổi, viêm ngoại tâm nang, ít khi viêm phúc mạc.

Ở lợn nhiều tháng tuổi hơn, là những ổ chứa vữa hay mủ và có khi có hang do tác động của các vi khuẩn tạp bội nhiễm. Thường thấy viêm màng phổi, viêm ngoại tâm nang, ít khi viêm phúc mạc.

Trong những trường hợp mãn tính, bệnh tích ở vùng phổi phân biệt rõ, có màu xám - đỏ và chắc hơn (nhưng không cứng) người ta gọi là phổi nhục hoá. Nếu cắt một miếng phổi bỏ vào nước sẽ chìm.

Có trường hợp phổi bị nhục hoá hoàn toàn.

Ngoài những bệnh tích phổi, có thể thấy viêm dạ dày, ruột nhẹ, các hạch màng treo ruột sưng mọng, có khi viêm não, viêm màng não, tuỷ và Diplococcus. Lợn cai sữa gầy còm, hoặc chết thấy thêm có Diploccus, Haemophilus, Klebsiella.

Phòng trị:

Biện pháp phòng trừ tổng hợp trên nguyên tắc: chẩn đoán phát hiện sớm, cách ly triệt để, bồi dưỡng quản lý tốt kết hợp với chữa trị.

Biện pháp chung:

-  Chuồng trại: sạch sẽ, khô ráo, tránh ẩm ướt, có rơm lót, kín gió, đủ ánh sáng và có sân vận động để lợn vận động 4 – 5 giờ ngoài trời hàng ngày.

-  Tiêu độc: hàng tuần tiêu độc chuồng trại một lần. Dụng cụ máng ăn sau khi dùng phải rửa sạch, phơi nắng. Tiêu độc nền chuồng bằng xút (NaOH) 5%, nước vôi 15%, lizôn 3%, cresy 15%, nước tro 30%.

-  Nuôi dưỡng: cho lợn ăn no đủ, nhiều thức ăn tươi, đủ đạm, sinh tố, muối và các chất khoáng.

-  Dùng thuốc:

+ Tylosin: với liều 20 mg/kg thể trọng lợn, tiêm bắp thịt dùng liên tục trong 6 ngày, nghỉ 5 ngày, lại tiếp tục dùng 5 ngày nữa. Kết quả cho thấy lợn khỏi về lâm sàng: thở bình thường, hết ho, ăn khỏe. Cùng với Tylosin sử dụng thêm thuốc trợ sức: vitamin B2, C, caféin.

+ Tiamulin. Tiamulin là kháng sinh mới có tác dụng diệt Mycoplasma và các khuẩn đường hô hấp khác với liều: 20 mg/kg thể trọng, kết hợp dùng Kanamycine với liều 20 mg/kg thể trọng hoặc gentamycin với liều 4 đv/kg thể trọng, dùng liền 6 – 7 ngày, kết quả khỏi bệnh lâm sàng 85 – 90%.

-  Kinh nghiệm giải quyết bệnh suyễn lợn tại một cơ sở chăn nuôi cho thấy đã sử dụng những biện pháp sau:

+ Loại thải những lợn giống xấu, già, lợn nhiễm bệnh nặng, xử lý toàn bộ lợn choai, lợn thịt (thịt lợn bị suyễn ăn được nhưng phải huỷ bỏ toàn bộ phổi và các hạch lâm ba phổi).

+ Những lợn đực giống tốt thì theo dõi, cách ly, tăng cường bồi dưỡng, không cho nhảy trực tiếp chỉ lấy tinh để phối cho lợn nái.

+ Những lợn nái cơ bản chia 3 loại: loại 1: lượng đối an toàn bệnh, loại 2: nghi ngờ, loại 3: đã nhiễm bệnh. Cách ly từng con, mỗi con một ô chuồng, có dụng cụ chăm sóc riêng. Thường xuyên theo dõi lợn ho, thở, để kịp thời loại thải.

Kiểm tra lợn con bằng cách mổ khám bệnh tích quan 3 lứa. Những lợn con có triệu chứng lâm sàng, còi cọc thì mổ trước, thời gian còn theo mẹ mổ 1/3 số con trong mỗi ổ, số còn lại đến tháng thứ 4 và thứ 6 mổ hết. Nếu thấy lợn có bệnh tích điển hình, kết hợp với triệu chứng lâm sàng ở lợn mẹ thì loại thải lợn mẹ. Qua ba lứa kiểm tra, nếu hai lứa liền lợn con không có bệnh tích và lợn mẹ không có triệu chứng lâm sàng thì công nhận lợn mẹ không bệnh. Lợn con của những lợn mẹ này được nuôi chung đến 8 – 10 tháng tuổi, mổ kiểm tra phổi hạch nếu không có bệnh tích thì kết luận là lợn mẹ đã lành bệnh.

Từ những kinh nghiệm trên, cần áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật sau:

-  Xây dựng đàn lợn an toàn: quy mô 50 – 100 nái, 3 – 5 đực giống, mua hậu bị từ những vùng an toàn suyễn (do cơ quan thú y địa phương chứng nhận). Cách ly, tẩy giun, tiêm các loại vacxin, kiểm tra suyễn (chiếu X quang, theo dõi lâm sàng). Phối giống bằng truyền tinh nhân tạo

-  Tiêu độc bằng NaOH 2% hâm nóng ở 600C. Pha xong dùng ngay. Sau khi quét dọn vệ sinh, thông cống rãnh, nạo vét nền chuồng, tường, đốt rơm rác… thì tiêu độc 3 ngày liền. Sân chơi dọn sạch cỏ, rác, phân, cuốc đất trên mặt, rắc vôi theo định mức 0,200 kg/m2. Dụng cụ chăn nuôi cọ rửa, phơi nắng 2 – 3 giờ. Bỏ trống chuồng 3 ngày cho hết mùi hôi thối.

-  Nội quy phòng bệnh về bảo vệ gia súc, nhập xuất, ra vào làm việc hạn chế tham quan trước chuồng và lối ra vào có hố sát trùng, ủng và áo quần lao động của người lao động và tham quan. Định kỳ vệ sinh tiêu độc, tiêm phòng. Xây dựng vành đai an toàn dịch quanh cơ sở chăn nuôi.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình