Bệnh xoắn trùng là bệnh truyền nhiễm, còn gọi là bệnh nghệ, chung cho động vật và người. Tác nhân gây bệnh: các leptopira có hình thái giống nhau, ngoài một vài vòng xoắn lỏng lẻo, chúng có khoảng 20 vòng xoắn rất khít và hai đầu thường cong hình móc, chiều dài 6 – 9 m, đường kính 0,25 m, di động khá nhanh kiểu co rút và quay tròn.
Do cấu trúc kháng nguyên nên phân biệt thành một số sorotyp. Mỗi sorotyp có khuynh hướng kết hợp với một vật chủ riêng biệt, nhưng một serotyp thể ở nhiều vật chủ, cũng như một vật chủ có thể chứa nhiều serotyp. Một số serotyp tồn tại ở nhiều vùng chủng leptp icterohaemorrhagiae vật chủ chính là chuột Rattus norvegicus; L.canicola vật chủ chính là chó: L.grippotyphosa vật chủ chính là chuột Microtus arvalis và chuột khác; L.pomano vật chủ chính là lợn; L.hyos, L.mitis vật chủ chính là lợn.
Ở nước ta, phòng chẩn đoán Thú y TW. Đã xét nghiệm trên 12,115 tiêu bản huyết thanh (từ 1960 – 1078) ở phía Bắc lợn nái có tỷ lệ dương tính 57,3 – 66,5%, lợn đực giống 50 – 59,7%, lợn hậu bị 12,5 – 24,7%, lợn thịt 12,5 – 23,3%. Các tuypleptospira chủ yếu là: icterohaemorrhagiae, pomona, bataviae, grippotyphosa, mitis, autumnalis poi và cannicola; phân bố ở các vùng miền núi, trung du, đồng bằng tỷ lệ không giống nhau. Miền núi chủ yếu: pomona, icterohaemorrhagiae, grippotyphosa poi, mitis, autumnails. Trung du chủ yếu: icterohaemorrhagiae, bataviae, canicolla, mitis, pomona, australis, poi. Đồng bằng chủ yếu: bataviae, pomona, icterohaemorrhagiae, grippotyphosa, canicola. Do đó, tuỳ thuộc vùng có thể chọn 4 – 5 typ chiếm tỉ lệ cao nhất, cho hiệu giá cao nhất trong phòng mẫu số huyết thanh đã điều tra để áp dụng tiêm phòng cho vùng đó
Triệu chứng;
Thể cấp bình thường thấy ở lợn con, lợn choai; thể mãn tính thấy ở lợn nái.
Thể cấp tính: thời gian nung bệnh từ 3 – 5 ngày. Lợn ăn ít hoặc bỏ ăn, thở nhiều, có con run giật tăng dần, có con kêu thét lên sau đó ngã dúi xuống đất, lúc đứng dậy loạng choạng. Thân nhiệt cao 40 – 41,50C, nước đái vàng, tiểu tiện đại tiện đều khó, sốt ngày càng tăng. Cơn run giật càng mạnh, thở mạnh, lợn sủi bọt mép, sau 1 – 2 ngày lợn chết.
Thể mãn tính: bệnh phát âm ỉ, nung bệnh từ 3 – 20 ngày. Lợn ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước, đi táo sau chuyển đi tháo. Tiểu tiện khó khăn, số lần đi tiểu giảm dần, nước đái vàng, nước mắt chảy nhiều, thân nhiệt cao hơn bình thường 1,50C. Thỉnh thoảng có những cơn co giật nhẹ. Mũi lợn khô bóng, mõm sưng, dần dần mặt phù to, mi mắt kéo sụp xuống. Lợn cái, âm đạo hơi sưng, lợn chửa có con bị sẩy thai. Lợn đực bao dương vật sưng to thành cái túi đầu dương vật có khi thò ra ngoài không tụt vào được nữa. Da có con bong từng mảng, có con tai bị xoăn, đi khập khiểng, hai chân sau bị liệt, lợn yếu dần kiệt sức rồi chết. Thân nhiệt thất thường, ngày đầu 40 – 410C vài ngày sau giảm, rồi lại tăng. Những lợn nhiệt độ thay đổi đột ngột thường hay chết.
Bệnh tích:
Mổ khám thấy thịt có mùi tanh khét, các thớ thịt hơi vàng, trong bụng có nhiều nước (có con tới 2 – 3 lít) nước đục như nước vo gạo. Mỡ biến chất, bóp thấy nát thành nước. Phổi bị xám đen từng chỗ, nhất là ở rìa, có con vàng, túi mật bị teo, lách sưng to, có chấm xuất huyết trên mặt. Thận xuất huyết màu đỏ sẫm. Mặt trong bọng đái xuất huyết lấm tấm như hạt kê.
Phòng trị bệnh:
- Vệ sinh phòng bệnh:
Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ, vệ sinh chuồng trại đúng như điều lệ thú y quy định.
Một năm 2 lần định kỳ lấy máu để kiểm tra phát hiện bệnh. Lợn kiểm tra thấy dương tính phải cách ly.
Tiêu diệt chuột, ngăn riêng khu vực nuôi lợn không cho trâu, bò, chó và các súc vật khác vào.
Lưu ý bảo hộ lao động, công nhân chăn nuôi có ủng và quần áo lao động, hàng năm có kiểm tra sức khoẻ để tránh bị lây bệnh lepto.
- Miễn dịch bằng vacxin: trước đây dùng vacxin Liên Xô (cũ) để tiêm phòng và huyết thanh kháng lepto để trị bệnh. Vacxin này gồm 5 typ: L.pomona, canicola, mitis, grippotyphosa và icterohaemorrhagiae. Đến nay, ta đã chế được vacxin. Trong 13 chủng thuộc 6 serotyp đã dùng để nghiên cứu, ta đã dùng 12 chủng chế vacxin (từ chủng L.pomona). Ta đã đưa chủng L.bataviae là chủng gây bệnh phổ biến ở nước ta mà Liên Xô (cũ) không đưa vào. Đối với 5 serotyp khác có trong cả hai vacxin thì hiệu giá kháng thể xấp xỉ bằng nhau, đều cao và vượt tiêu chuẩn quy định với tiêu chuẩn vacxin của Liên Xô (cũ).
- Cách dùng vacxin: tiêm 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày
Lợn 5 – 15 kg lần thứ nhất 2 ml, lần thứ hai 3 ml.
Lợn 15 – 50 kg lần thứ nhất 3 ml, lần thứ hai 5 ml.
Trên 50 kg lần thứ nhất 4 ml, lần thứ hai 6 ml.
Tiêm đúng kỹ thuật và liều lượng, lợn miễn dịch được 1 năm.
- Trị bệnh:
+ Dùng penicillin và streptomycin
Penixillin dùng 7000 UI/1kg thể trọng một lần tiêm, tiêm 3 – 4 ngày, mỗi ngày hai lần vào lúc lợn sốt (có leptospira trong máu). Hoặc kết hợp penicillin và streptomycin. Mỗi đợt điều trị từ 5 – 7 ngày, sau nghỉ 3 – 5 ngày. Mỗi liệu trình gồm 1 – 2 đợt (Streptomycin 10 ml/kg thể trọng).
Dùng huyết thanh kháng leptospina đa giá. Liều dùng lợn dưới 6 tháng tuổi 5 – 10 ml, từ 6 tháng tuổi 5 – 10 ml, từ 6 tháng tuổi đến 1 năm 10 – 20 ml, trên 1 năm 20 – 30 ml. Trường hợp nặng cần tiêm lại 1 – 2 ngày. Có thể tiêm vào tĩnh mạch ½ liều trên. Lợn tiêm huyết thanh được miễn dịch sau 12 – 15 ngày.
- Khi có dịch tại cơ sở nuôi lợn, phải làm những việc sau:
+ Chẩn đoán nhanh khi lợn có triệu chứng lâm sàng và bệnh tích điển hình thì lấy máu xét nghiệm hoặc chẩn đoán tại chỗ bằng kháng nguyên chất, cả súc vật ốm và công nhân nuôi.
+ Cách ly ngay lợn ốm có triệu chứng lâm sàng và hiệu quả kháng thể 1/1600 trở lên.
+ Chữa trị kịp thời bằng penicillin, streptomycin, kháng huyết thanh, bioquinol theo hướng dẫn của cán bộ thú y cơ sở.
+ Cắt nguồn lây lan: tiêu diệt chuột và các động vật hoang, tổng vệ sinh khu vực và xung quanh. Không nhập và xuất gia súc.
+ Tiêm phòng triệt để 1 năm 2 lần cho cơ sở và khu vực xung quanh. Một lần tiêm đồng loạt và 1 lần tiêm bổ sung.
+ Lợn bị bệnh phải huỷ bỏ, chôn kỹ, không được dùng làm thực phẩm. |