Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bệnh lở mồm long móng (Swine foot anhd mouse disease).

 Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra do virus Enterovirus, nhóm picornavirus ở nhiều loại gia súc, nhất là trâu bò, thú vật hoang dã lây sang cho lợn, lây lan nhanh, rất rộng.

            Nơi trâu bò có dịch lở mồm long móng, lợn bị lây ngay. Hoặc lợn di chuyển qua vùng có dịch lở mồm long móng về vài ngày sau mắc bệnh và lây lan nhanh thành dịch.

            Ngày nay đã xác định được 7 typ virus gây bệnh là: O, A, C, T1, T2, SA và Asial; trong đó typ O gây bệnh cho lợn.

            Virus dễ dàng bị diệt ở 60 – 7000C trong 50 – 100 phút. Bảo quản trong lạnh ở 00C tồn tại 425 ngày. Các thuốc sát trùng có thể diệt được virus: NaOH 1%, formol 2%, acid phênic 1%, nước vôi 5 – 10%.

Triệu chứng - Bệnh tích:

Trạng thái bệnh của lợn phụ thuộc vào chủng virus gây bệnh và sức đề kháng của lợn. Virus xâm nhập vào lợn qua các hạt nước rất nhỏ do vật hít vào đường hô hấp. Khi xâm nhập vào niêm mạc miệng tạo ra các mụn nhỏ; các mụn còn mọc ở niêm mạc lưỡi, xung quanh móng chân. Virus cũng vào máu, từ đó phát triển ra các niêm mạc đường hô hấp, nhất là các tế bào của biểu bì vùng họng. Virus sẽ tăng nhanh số lượng trong tuyến nước bọt, trong sữa trước khi có các dấu hiệu lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng:

Mọc các mụn nhỏ ở miệng, mọng nước sau vỡ ra có màu đỏ, xám có phủ lớp bựa. Cùng thời gian này nhiệt độ cơ thể tăng cao 41 – 430C. Những nốt loét lan sang lớp thượng bì của lưỡi, vòm họng.

Đặc biệt ở chân, quanh móng mọc các mụn loét giống như ở niêm mạc miệng. Ở con cái mụn loét ở quanh núm vú. Loét nặng ở miệng, lợn ăn uống khó khăn hoặc không ăn được. Nốt loét ở quanh móng có thể làm bong móng làm lợn không đi lại được. Bệnh nặng còn hiện tượng loét dạ dày và có nhiễm khuẩn thứ phát. Tỉ lệ chết trong dịch khoảng 5%. Lợn con tỉ lệ chết cao hơn, đến 50% Virus typ C còn gây viêm cơ tiêm làm cho lợn trưởng thành chết tỷ lệ rất cao.

Mổ khám lợn bệnh thấy, những mụn loét ở niêm mạc mũi miệng tập trung vào từng đám màu đỏ, vàng, xám… có rỉ nước vàng, phủ lựa nhầy, trên lớp biểu bì có thể tróc từng đám. Niêm mạc miệng, dạ dày, ruột non còn kèm những đám xuất huyết. Lợn bị bệnh do virus typ C còn thấy viêm cơ tiêm có dịch, hoại tử.

Phòng trị:

- Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh. Cũng có thể điều trị bằng kháng huyết thanh (rất tốn kém) cho những lợn giống quý ở giai đoạn đầu của bệnh.

- Điều trị các triệu chứng và trợ sức cho súc vật bệnh, sau đó chúng tự có miễn dịch chống lại virus gây bệnh. Song điều trị phải kéo dài và phải chăm sóc lợn hết sức chu đáo.

Có thể dùng một trong các dung dịch sau để rửa các vết loét: formol 1%, thuốc đỏ 1%, acid acetic 2%. Hoặc dùng một trong hai phác đồ sau để trị vết loét

Phác đồ 1:

Nước lá ổi sắc đặc                500 ml

Phèn xanh                                 50 g

Nghệ                                          50 g

Bột sunfamit                           150 g

Giã nhỏ phèn xanh, nghệ hoà với nước lá ổi bôi vào các vết loét, sau đó rắc bột sunfamit.

Phác đồ 2:

Than xoan                               50 g

Nghệ                                        50 g

Tỏi                                           50 g

Lá đào                                     50 g

Dầu lạc                                 200 ml

Giã nhỏ than xoan, nghệ, tỏi, lá đào, rồi hoà với dầu lạc bôi vào các vết loét. Trước khi bôi cần rửa vết loét bằng dung dịch sát trùng.

Trợ sức cho súc vật bệnh bằng tiêm: Caféin hoặc long não nước, B1, C, vitamin AD….

-  Điều trị viêm nhiễm thứ phát do vi khuẩn. Lợn có dấu hiệu viêm phổi do nhiễm khuẩn thứ phát dùng 1 trong các loại thuốc sau để điều trị:

+ Ampixillin 500 mg/lọ: dùng liều 20 mg/kg thể trọng/ngày, dùng liên tục 4 – 5 ngày.

+ Kanamycin 1 g/lọ: dùng liều 200 mg/kg thể trọng/ngày. Dùng liên tục trong 4 – 5 ngày.

+ Oxytetracyclin 1 g/lọ: dùng liều 20 mg/kg thể trọng/ngày. Dùng liên tục 4 – 5 ngày.

Nếu lợn viêm ruột ỉa chảy, điều trị tự theo phác đồ sau:

Phối hợp hai loại thuốc để điều trị:

+ Chloramphenicol 10 ml/lọ: dùng liều 1 ml/5kg thể trọng/ngày. Dùng liên tục 4 – 5 ngày.

+ Bisepton 0,48 g/viên: dùng liều 30 mg/kg thể trọng/ngày. Dùng liên tục 4 – 5 ngày.

- Tiêm vacxin phòng bệnh là tốt nhất.

Tiêm vacxin đa giá tạo miễn dịch phòng chống nhiều chủng virus khác nhau. Đặc biệt với lợn vacxin cần có kháng nguyên của typ O, C và A.

Vacxin tiêm định kỳ 6 tháng 1 lần

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình