Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Bệnh giun kết hạt.

Bệnh giun kết hạt do ấu trùng và giun trưởng thành oesophagostomum dentatum gây ra; giun ký sinh ở thành ruột và xoang ruột lớn. Giun đực dài 8 – 9mm, giun cái 8 – 11,3mm. Vòng đời của giun không cần vật chủ trung gian. Trứng giun ở nhiệt độ 25 – 270C sau 10 – 17 giờ nở thành ấu trùng. Ấu trùng I đo được 304 - 307­­­­µ  lúc mới nở, sau phát triển đến 425 - 433µ. Ấu trùng I sau 24 giờ ở nhiệt độ 22 – 240C phát dục thành ấu trùng II dài 440 - 465µ. Ấu trùng II phát triển được 2 ngày thành ấu trùng gây nhiễm III dài 515 - 532µ, kể cả vỏ dài 660 - 720µ.

            Ấu trùng có sức đề kháng tốt, ở nhiệt độ bình thường có thể sống đến một năm, và sống được ở nhiệt độ -19 đến – 290C trong 10 ngày và chết khi đến 31 ngày.

            Ấu trùng rất nhạy cảm với khô ráo. Ấu trùng lẫn vào thức ăn, nước uống và ký chủ. Khi tới ruột, chui vào niêm mạc gây thành những u kén.

Triệu chứng:

            Thường thấy có 2 giai đoạn:

            Giai đoạn ấu trùng chui vào miệng niêm mạc ruột gây ra triệu chứng cấp tính, ỉa chảy, phân có chất nhầy, đôi khi có máu tươi. Một số con thân nhiệt tăng cao, bỏ ăn, gầy còm. Khi ăn vào bụng thấy đau. Thiếu máu, niêm mạc nhợt, ỉa chảy kéo dài làm cho lợn gầy và chết.

            Giai đoạn do giun trưởng thành gây thường là mãn tính. Có từng thời kỳ bị kiết lỵ; lợn chậm lớn, gầy còm. Các triệu chứng khác không rõ lắm

Bệnh lý:

Ấu trùng giun kết hạt chui vào niêm mạc ruột tạo thành những u kén gây niêm mạc xung huyết, thủng, mưng mủ. Sau khi nhiễm 5 ngày từ những u kén nhỏ, ở giữa có màu vàng, những điểm này do niêm mạc xung huyết bao bọc; bên trong có ấu trùng giun. Có khi bọc này bị hoại tử, bên trong có mủ và bị loét. Tới ngày thứ 7 – 8 thì thấy kết tràng bị viêm có mủ. Có khi tới vài nghìn u kén ở trên một đoạn ruột, to bằng đầu kim băng, hạt đậu… Hạt này có khi bị vôi hoá, chỉ tìm thấy ấu trùng ở những hạt này khi chưa bị vôi hoá.

Tình hình nhiễm giun kết hạt, theo tuổi lợn:

Lợn dưới 2 tháng tuổi tỉ lệ nhiễm 46,9%

Lợn 3 – 4 tháng tuổi tỉ lệ nhiễm 76,4%

Lợn 5 – 7 tháng tuổi tỉ lệ nhiễm 72,1%

Lợn trên 8 tháng tuổi tỉ lệ nhiễm 73,3%

Do có sức đề kháng cao, tuy ấu trùng gây nhiễm vào lợn con nhưng không gây ra những u kén ở ruột, ngược lại lợn lớn, ấu trùng gây nhiễm vào tạo rất nhiều u kén.

Về chẩn đoán phân biệt trứng rất khó vì trứng giun kết hạt giống với các loại giun xoắn khác. Đặc biệt chú ý phân biệt với trứng giun Hyostrongylus. Nên có thể nuôi trứng để so sanh ấu trùng giai đoạn IV.

Phòng trị:

-  Phòng bệnh áp dụng các biện pháp giống như phòng bệnh giun đũa.

-  Trị bệnh dùng Dipterex 0,15 g/kg thể trọng, trộn vào thức ăn, đạt hiệu quả 100%

-  Có thể dùng Phenothiazin 0,2 – 0,5 g/kg thể trọng. Nhưng kết quả kém hơn dipterex. Hoặc dùng Tazusa, 1 gói/10 kg thể trọng, dùng 1 liều duy nhất

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình