Trứng theo phân ra ngoài có vỏ dày. Ký chủ trung gian là loài giáp xác thuộc họ Cyclopidae. Trứng sau khi thải ra gặp điều kiện nhiệt độ bình thường khoảng 10 – 15 ngày nở thành ấu trùng. Ấu trùng có thể sống ở nước 220C trong 2 – 3 ngày. Sau đó Cyclops ăn ấu trùng vào, từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 12 thì ấu trùng phát triển đến giai đoạn gây nhiễm cho lợn. Những ấu trùng này cũng có mõm đầu và gai biểu bì giống như giun trưởng thành. Nó có thể xâm nhiễm vào ký chủ trung gian dự trữ thứ 2 khác như cá, ếch… bọc thành kén và cũng phát triển về thể tích đôi chút.
Lợn bị nhiễm do 2 trường hợp:
- Do uống nước có Cuclops đã chứa ấu trùng gây nhiễm.
- Ăn phải ký chủ trung gian (như ếch, cá…) có chứa ấu trùng trong kén. Vào lợn, ấu trùng Gnathostoma di hành trực tiếp lên dạ dày lợn, ngoại lệ cũng di hành vào gan và động mạch gan.
Điều tra ở lò sát sinh Sài Gòn và Đà Lạt cho thấy bệnh giun đuôi xoăn do Gnathostoma hispidium khá phổ biến, nhiễm đến 30 – 40%. Các ấu trùng khu trú trong lớp cơ của dạ dày; cho nên khi khám thịt không thấy được. Mức độ cảm nhiễm nặng đã thấy 42 giun trưởng thành bám vào niêm mạc dạ dày và khoảng 100 ấu trùng nằm trong lớp cơ của thành dạ dày, nhưng không gây
những bệnh tích nhìn thấy được.
Bệnh tích:
Giun chui sâu vào trong cổ của dạ dày, gây loét rõ rệt, gỡ xung quanh chỗ loét viêm. Còn chỗ loét có các xác bạch cầu và xơ viêm loét; đặc trưng tập trung tế bào Eosinophils. Giun non khi di hành gây viêm gan và tạo thành những đường hoại tử.
Phòng trị:
- Phòng bệnh hiệu quả nhất tránh để lợn tiếp xúc với các ký chủ trung gian. Có thể dùng hoá chất để diệt ký chủ trung gian.
Phân lợn phải ủ kỹ.
Điều trị giống như điều trị giun đũa, và có thể sử dụng thêm:
+ Carbon disulphide 0,027 – 0,22 ml/kg thể trọng, trung bình nên dùng 0,1 ml/kg thể trọng và cho nhịn đói.
+ Sodium fluoride: trên 1% thuốc vào thức ăn