Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Bệnh sán lá ruột (Fasiolopsiosis buski).

Nguyên nhân gây bệnh: là do sán lá Fasiolopsiosisbuski ký sinh trong ruột non của lợn.

Sán trưởng thành có hình dẹt, giống hình một chiếc lá. Kích thước 20-75 x 8-20. Sán có 2 giác: giác miệng và giác bụng để bám vào ruột.

Sán đẻ trung bình mỗi ngày 15.000 – 48.000 trứng. Mỗi sán trưởng thành đều có cơ quan sinh dục cái (noãn hoàn) và cơ quan sinh dục đực, nên có thể tự thụ tinh trứng; hoặc 2 cá thể sán thụ tinh với nhau, gọi là hiện tượng lưỡng tính dị thụ tinh.

Trứng sán theo phân ra ngoài. Gặp điều kiện thuận lợn nhiệt độ 18 – 320C có nước và ánh sáng sẽ nở thành mao ấu. Mao ấu bơi lội trong nước sẽ tìm và chui vào vật chủ trung gian là các loại ốc: Planoribis coenurus, Segmetina nitidella S.calathus, S.schmachkeri, S.hemisphoerulla, Gyraulus Saigonensis và Hippeutis cantori.

Từ lúc mao ấu vào ốc phát triển thành metacercariae ở nước ta phải mất 42 – 54 ngày. Trong ốc, mao ấu phát triển qua các giai đoạn: redi mẹ sau 9 – 10 ngày, redi con sau 13 ngày và vĩ ấu sau 25 – 30 ngày. Vĩ ấu sẽ chui ra khỏi gan ốc ra ngoài tự nhiên, rụng đuôi, trở thành kén Metacercariae rồi Adolescaria kén bám vào cây cỏ thuỷ sinh. Lợn ăn phải cây cỏ rau có kén sẽ nhiễm sán lá ruột.

Từ khi kén vào ruột lợn cho đến khi phát triển thành sán trưởng thành cần 73 – 91 ngày.

Tỉ lệ cảm nhiễm sán lá ruột phụ thuộc vào lứa tuổi:

             Lợn dưới 2 tháng tuổi tỉ lệ nhiễm              16,6%

             Lợn từ 3 – 4 tháng tuổi tỉ lệ nhiễm  45,8%

             Lợn từ 5 – 7 tháng tuổi tỉ lệ nhiễm  58,3%

             Trên 8 tháng tuổi tỉ  lệ nhiễm                        70,8%

Biểu hiện lâm sàng:

Biểu hiện rõ nhất của lợn nhiễm sán lá ruột là còi cọc, thiếu máu, suy nhược do sán chiếm đoạt chất dinh dưỡng. Nhất là lợn con 3 – 4 tháng tuổi, vẫn ăn khoẻ nhưng không lớn, tăng trọng rất thấp, gây thiệt hại kinh tế.

Lợn nái nuôi con nhiễm sán lá ruột không những gầy mà còn giảm lượng sữa, ảnh hưởng đến sinh trưởng lợn con và tỉ lệ con ỉa phân trắng cao hơn ở các đàn lợn mà lợn nái không nhiễm bệnh.

Sán lá ruột gây tác hại cơ giới khi di chuyển trong ruột non, tạo điều kiện cho việc nhiễm trùng thứ phát, gây viêm ruột cata. Lợn ỉa chảy, phân tanh, có thể tử vong. Độc tố của sán gây rối loạn tiêu hoá ở lợn 3 – 4 tháng tuổi, nên lợn con lúc ỉa táo, lúc phân lỏng gây cho lợn còi cọc và chậm lớn.

Mổ khám lợn bị chết, nhiễm nặng sán lá ruột thấy niêm mạc ruột non bị loét và tụ máu, viêm ruột cata. Ở những lợn đã trưởng thành 6 – 8 tháng thấy ruột non bị sủi lên, noãn mạc ruột dầy lên do sán lá ruột bám vào và di chuyển.

Phương pháp chẩn đoán chủ yếu là dùng phương pháp lắng cặn Benedek để tìm trứng trong phân.

Phòng bệnh:

- Vệ sinh môi trường và diệt trứng sán trong phân. Quét dọn sạch sẽ hàng ngày. Định kỳ tiêu độc chuồng trại bằng nước vôi 10%, dipterex 1% để diệt mầm bệnh.

Ủ phân sinh nhiệt để diệt trứng sán lá ruột.

- Diệt ốc và ký chủ trung gian. Nước vôi 5 – 10% sunfát đồng 5/10.000 có tác dụng diệt ốc và các ký chủ trung gian tự nhiên (lưu ý khi dùng Sunfát đồng có thể gây ô nhiễm và độc cho người và súc vật).

- Chăm sóc nuôi dưỡng lợn tốt, cho ăn rau xanh phải rửa sạch. Rau lợn được bón bằng phân trâu, nếu dùng phân lợn phải dùng phân hoai, ủ sinh nhiệt kỹ.

Ngoài ra sán lá ruột rất dễ nhiễm sang cho người. Nên lưu ý dùng nước sạch, hạn chế ăn uống sống.

Trị bệnh:

-  Dipterex dùng 0,2 g/kg thể trọng, hiệu quả tẩy 80 – 100%. Thuốc được hoà trộn vào thức ăn cho lợn. Nếu trộn quá liều, lợn say thuốc: chảy rãi rớt, nằm run rẩy và ỉa chảy. Phải giải độc bằng tiêm Atropin theo quy định 1 ml (dung dịch 5%) cho 5 – 10 kg thể trọng lợn, tiêm trợ sức vitamin Ba, C, caféin và cho uống nước đường. Hoặc dùng Tazusa, 1 gói/10 kg thể trọng dùng 1 liều duy nhất.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình