Bệnh khá phổ biến ở lợn nái, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sinh sản của lợn.
Nguyên nhân:
- Do vi trùng Streptococcus và Colibacillus nhiễm qua cuống rốn, đẻ khó, sẩy thai, sát nhau hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo, cứng gây xây xát, tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo và tử cung.
- Do tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ thụ tinh không vô trùng đã đưa các vi khuẩn gây nhiễm vào bộ phận sinh dục của lợn nái.
- Do lợn đực nhảy trực tiếp mà niệu quản và dương vật bị viêm, sẽ truyền bệnh sang lợn nái.
Triệu chứng:
Lợn nái mắc bệnh thể hiện:
- Thể cấp tính: Lợn bỏ ăn, sốt cao 41 – 420C trong vài ngày đầu. Âm môn sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ âm đạo chảy ra nhầy, trắng đục hoặc nâu, mùi hôi, đôi khi có màu lờ đờ. Lợn đứng nằm, bứt rứt không yên, biếng ăn.
Nếu viêm tử cung còn sót nhau thì ngoài mủ máu còn thấy những màng lầy nhầy hôi thối. Nếu máu trắng đục là viêm âm hộ thường, còn mủ chảy nhiều hơn, có mùi hôi thối là viêm tử cung nặng.
- Thể mãn tính: không sốt, âm môn không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy, trắng đục tiết ra.
Dịch nhầy tiết không liên tục mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến một tuần. Lợn nái thường thụ tinh không đậu thai hoặc khi đã có thai bị tiêu đi vì quá trình viêm nhiễm từ niêm mạc âm đạo, tử cung lây sang thai của lợn.
Phòng trị: Sử dụng một trong 2 phác đồ sau
Phác đồ 1:
- Tiêm thuốc
+ Penicillin: dùng 20.000 UI cho 1 kg lợn nái, dùng liên tục 3 – 4 ngày cho lợn bị bệnh cấp tính và từ 6 – 8 ngày cho lợn bị mãn tính.
+ Kanamycine: dùng 15 – 10 mg/cho 1 kg lợn nái dùng phối hợp với penicillin theo thời gian trên.
- Thụt rửa âm đạo và tử cung bằng:
Dung dịch Chlorocide bột 1g
Klion bột 0,5g
Nước 100ml
Pha dung dịch, đun nhẹ đến 400C, dùng ống cao su thụt vào âm đạo và tử cung cho lợn. Mỗi ngày thụt rửa một lần, hoặc cách ngày rửa một lần.
- Dùng các thuốc hỗ trợ nâng cao thể trạng như vitamin B1, C, Caféin.
- Giữ sạch sẽ chuồng trại và bãi chăn trong quá trình điều trị.
Phác đồ 2:
- Tiêm thuốc:
+ Streptomycin: dùng 15 – 20 mg/1kg thể trọng lợn, dùng liên tục 3 – 4 ngày cho nái bị cấp tính và 6 – 8 ngày cho lợn nái bị mãn tính.
+ Penicillin: dùng 20.000 UI cho 1 kg thể trọng, dùng kết hợp với Streptomycin trong thời gian trên.
- Thụt rửa âm đạo, tử cung như phác đồ 1.
- Hộ lý vệ sinh như phác đồ 1.
Phòng bệnh:
- Kiểm tra nghiêm ngặt dụng cụ thụ tinh đúng quy định và không nhiễm khuẩn.
- Không sử dụng lợn đực bị bệnh đường sinh dục để lấy tinh hoặc cho nhảy trực tiếp.
- Vệ sinh chuồng trại và bãi chăn.
- Bơm thụt rửa tử cung lợn nái sau khi đẻ bằng thuốc tím, 1%, hay rivanol 1%, furazolidon hay đặt 4 viên cloranol/ngày |