Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bệnh sốt sữa lợn nái.

Lợn nái sau khi đẻ, vú teo dần, cứng lại, lợn con đói sữa, gầy, kêu liên tục. Lợn mẹ không có sữa, tê liệt nằm một chỗ đến chết.

Nguyên nhân:

Do sốt nhau. Nhau còn trong tử cung nên tiết hoocmon folliculin làm ngăn cản sự phát sinh hoocmon prolactine nên tuyến vú không phát sinh nữa.

- Do tử cung và vú bị viêm nhiễm trùng, lợn nái sốt cao nên mất sữa.

- Lợn ăn thiếu chất bột đường. Khi đẻ cần nhiều năng lượng do chất bột đường cung cấp. Do đẻ khó và lâu tiêu hao nhiều năng lượng, chất bột đường. Chất bột đường chuyển hóa thành chất đạm, từ đạm ra sữa. Nếu khi cạn chất bột đường thì vú tuy căng vẫn không có sữa.

- Lợn thiếu Ca, tỉ lệ Ca hao hụt nhiều cũng sinh sốt sữa.

- Thiếu vitamin C để đồng hoá chất bột đường, đường giúp đạm biến thành sữa, nên thiếu vitamin C, thiếu rau xanh cũng gây viêm vú mất sữa.

Triệu chứng:

Phát sinh sau khi lợn nái đẻ 4 – 5 ngày. Đột nhiên lợn nái bỏ ăn, đi lại không vững hay té ngã. Hay nằm, mắt lim dim, bị tê liệt ở một vài vùng thân, bắp thịt giật lia lịa 2 chân sau cứng, lợn mê man mất cảm giác đau. Lưỡi thè ra ngoài miệng; bàng quan, ruột ngừng hoạt động. Mũi khô, da tái, 4 chân lạnh, thân nhiệt hạ dưới mức bình thường. Vú căng mà vắt không ra sữa. Lợn con bú luôn miệng mà không no nên càng ngày càng gầy.

Không điều trị kịp thời sau vài ngày lợn nái chết

Điều trị:

Phải tìm đúng nguyên nhân để điều trị:

- Nếu do sót rau tiêm tĩnh mạch gluconat canxin 10% 20ml/con hoặc oxytoxin 10 – 20 UI/con, hoặc tiêm bắp Ergotin 0,3 – 0,5 mg/con.

- Nếu viêm tử cung ra nước nhờn, rỉ mùi hôi thối thì thụt rửa tử cung bằng thuốc tím hay rivanol 1 phần vạn hoặc đặt vào tửu cung chloranol 4 viên/ngày.

-  Thử máu, nếu thiếu canxi thì tiêm tĩnh mạch gluconat canxi 10% thì 20 – 40 ml tuỳ lợn nái lớn nhỏ.

- Nếu bệnh do thiếu vitamin C thì tiêm huyết thanh ngọt: 200ml + vitamin C 5 ml/ngày/con. Nếu vú đã trở lại bình thường mà vẫn ít sữa thì tiêm Thyrosin để thúc đẩy chất đạm biến chế thành sữa với liều 1 ml/ngày/con. Mỗi ngày tiêm 1 lần

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình