Thường hay xảy ra ở lợn nái sinh sản nhiều lứa và sai con. Mặc dù lợn ăn đầy đủ đạm nhưng thiếu Ca, P do khẩu phần không cân đối, nên phải rút những khoáng chất dự trữ này từ trong cơ thể, xương, thần kinh… ra để tạo sữa. Hiệu quả là xương và thần kinh thiếu khoáng nên lợn nái động kinh, co giật, không đi đứng được, bại liệt. Hoặc do lợn nái nuôi trong chuồng chật chội, tối, thiếu ánh sáng nên thiếu vitamin D gây rối loạn trao đổi Ca – P trong xương, làm xương biến dạng, mềm dẫn đến bại liệt.
Triệu chứng:
Sau đẻ 2 – 3 tuần, lợn nái hao mòn sức khoẻ, lợn đi khập khiễng, 2 chân sau yếu, run rẩy, hay nằm hoặc đột nhiên nằm luôn không đứng dậy được. Nhiệt độ cơ thể bình thường. Lợn ăn uống bình thường. Do không đi lại được nên táo bón.
Phòng bệnh:
- Thời gian nái chửa cho ăn bổ sung khoáng Ca, P 1% (có bán sẵn).
- Lợn nái cần vận động thường xuyên, tắm nắng, nhất là một tháng trước khi đẻ.
- Cho uống vitamin D: 2 ml (một thìa cà phê)/ngày/con.
Trị bệnh:
- Không cho lợn con bú mẹ, nuôi bộ toàn đàn con.
- Lót rơm dày để lợn nằm khỏi xây xát da. Luôn trở mình cho lợn tránh loét và tụ huyết phổi. Bón thức ăn cho lợn ăn.
- Tiêm Gluconat canxi 10%, từ 40 – 50 ml/con vào tĩnh mạch.
Hỗ trợ vitamin B1 1 ống 5cc pha cùng 1 ống Vitamin B12 loại 100 gama, tiêm 1 lần/ngày, tiêm liền từ 5 – 7 ngày.
Hoặc dùng strychnin 2 ml/con/ngày.
- Tiêm hỗn hợp vitamin ADE 2 ml/lần sau 30 ngày tiêm lần 2.
Trong thời gian điều trị cho ăn khẩu phần có 10% bột cá, 1% bột xương và 10 ml dầu cá/ngày |