Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Bệnh ngộ độc sắn.

Trong sắn tươi, nhất là vỏ chứa acid hydroxin (HCN) từ 100 – 300 mg/1kg củ. Hạt cao su HCN rất cao: 1270 – 1720 mg/1 kg hạt. Do đó, cho ăn sống hai loại trên đều bị ngộ độc.

Triệu chứng:

Tuỳ lượng và thời gian tích tụ HCN mà lợn bị mửa, ỉa chảy, thở rất khó, miệng sùi bọt, thân nhiệt giảm hơn bình thường, run rẩy, co giật, hôn mê rồi chết.

Phòng trị:

- Cho ăn sắn tươi, hạt cao su phải qua khâu xử lý bằng nhiệt độ (sấy, phơi nắng, nấu chín…) vì nhiệt độ làm HCN bay hơi.

- Khi lợn ngộ độc phải tìm cách làm cho lợn nôn ra. Cho lợn uống phèn xanh (CuSO4) tán nhỏ, mỗi lần 100 mg để cho nôn (cho nôn không quá 7 – 8 lần). Sau đó, cho uống 10 – 20g bột than củi tán nhỏ hay 2 lòng trắng trứng. Và cuối cùng uống 20g thuốc xổ muối để xổ hết chất độc. Hoặc thụt nước ấm vào để rửa ruột và dạ dày.

- Loại trừ chất độc trong máu bằng tiêm 0,4 ml/1kg thể trọng, hỗn hợp dung dịch sau:

Nitrit Natri                    20g với 500 ml nước cất

Thiosunfit natri            20g với 500 ml nước cất

Mục đích: biến chất độc Xianothimoglobin thành chất không độc là Thioxianat qua trung gian Xianmethimoglobin.

- Trợ lực bằng nước sinh lý ngọt từ 200 – 500 ml, vitamin C, nước mật mía, nước đường, nước rau máu, nước chanh, lá khoai lang giã nát, cháo đậu xanh đậu đen.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình