Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Xử lý chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc gì? Sau mỗi đợt xuất gà bao nhiêu lâu thì có thể nuôi tiếp được?

Nguyên tắc bất di bất dịch trong chăn nuôi gà công nghiệp là “Tất cả cùng vào một lúc và ra một lúc”. Có nghĩa là nếu xuất gà, bán giống hoặc bán thịt thì phải tuân theo nguyên tắc: đã bán là bán hết để nuôi lứa khác. Như vậy việc tổng vệ sinh sẽ dễ dàng thuận lợi, chắc chắn có điều kiện để trống chuồng một thời gian đảm bảo nếu lứa trước bị bệnh thì lứa sau ít bị bệnh hơn.

Việc xử lý chuồng, dụng cụ, trang thiết bị dùng trong chăn nuôi gà, kể cả chất độn nên làm theo từng bước và cách xử lý như sau:

Về chuồng trại: Nạo vét, quét dọn thật sạch sẽ trong và ngoài chuồng, sau đó dùng Formon 1.5% để phun kể cả trần và mái trong chuồng, sau đó để khô. Nếu chuồng và tường xây bao quanh được quét vôi như quét nhà (nước vôi đậm đặc hơn quét nhà một chút). Sau 2 -3 ngày khi lớp nước vôi khô ta lại phun lại dung dịch Formon một lần nữa. Chất độn chuồng xử lý như đã nêu trong các câu trên.

Về dụng cụ: Trang thiết bị chăn nuôi như thúng, mũng mẹt, máng uống, cót quây, bạt che, xẻng, cuốc… sau khi cọ rửa sạch sẽ nên ngâm trong bể nước có chứa loại thuốc sát trùng như Formon 1% hoặc xút 2% hoặc Chloramin B 2%... Ít nhất là 2 giờ, sau đó các dụng cụ trên đem phơi nắng thật khô và cất vào một chỗ. Trước 3 ngày đưa vào sử dụng cho lứa gà khác, các dụng cụ ấy lại phải phun một trong các chất tiêu độc nói trên lại một lần nữa.

Sau mỗi đợt xuất gà và nhất là sau khi thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng và dụng cụ xong ít nhất là 15 ngày sau mới nên nuôi đợt gà mới. Trong trường hợp đàn gà trước bị mắc nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh Myco (hen gà), Gumboro, Newcastle thì chuồng nên để trống một thời gian dài ít nhất là 30 ngày trở lên

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình