Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Bệnh CRD còn có tên nào khác nữa không? Những triệu chứng lâm sàng nào là điển hình nhất?

Tên gọi:

Nếu năm 1943 Delaplane và Stuart đã mô tả: CRD lần đầu tiên trên thế giới thì 9 năm sau (1952) Markhum và Wong cũng lần đầu tiên phân lập được nguyên nhân gây ra bệnh.

Căn nguyên là một loại vi khuẩn Gram âm nằm giữa nhóm vi trùng và virut nhóm vi sinh vật đó được gọi chung là PPLO. Tên của nguyên nhân gây bệnh được Hội nghị lần thứ 29 năm 1961 về gia cầm thống nhất là: Mycoplasma Gallinarum gây bệnh CRD  ở gà và Mycoplasma Synoviae - chủ yếu gây bệnh ở gà Tây và bệnh CRD chính thức được đặt tên là Mycoplasmosis Tespyratoria.

Ở Việt Nam ngoài tên gọi thông dụng là bệnh CRD, có nhiều người thường gọi là bệnh hen gà và cũng vì bệnh CRD cho Mycoplasma gây ra. Vì thế có một số người làm công tác kỹ thuật hay gọi bệnh hen do Myco hay bệnh Myco.

Nếu xét về bản chất các biểu hiện của bệnh thì chúng ta nên thống nhất gọi bệnh CRD  là bệnh hen gà.

Các biểu hiện chính của bệnh hen gà (CRD).

Đặc điểm dịch tễ.

Bệnh Hen gà xảy ra do Mycoplasma truyền qua phôi trứng cho gà con hoặc gà con bị sơ nhiễm trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

Căn nguyên Mycoplasma có nhiều chủng và biến chủng. Có chủng chỉ gây viêm túi khí và đường hô hấp, có chủng chỉ gây viêm khớp. Trong nhiều trường hợp chúng ta quan sát được cả hai chùm biểu hiện viêm túi khí, viêm niêm mạc phế quản và cả viêm khớp.

Bệnh rất dễ bị tác động bởi các yếu tố stress có hại (xem câu trên) và cũng rất dễ bị bội nhiễm bở E. Coli (xem câu CRD là bệnh gì và khi nào là CCRD?)

            Triệu chứng lâm sàng:

Bức tranh lâm sàng của bệnh hen gà (CRD) rất phong phú nhưng cũng rất đặc trưng như sau:

Bệnh hen gà của gà 1 – 90 ngày tuổi.

Nếu căn nguyên bệnh truyền qua phôi thì gà nở ra 2 – 3 ngày sau đã có triệu chứng ho hen, lắc đầu, vảy mỏ, khò khè, 2 cánh mở rộng phập phồng theo nhịp thở dốc.

Nếu bệnh xảy ra sau 3 tuần tuổi thì chủ yếu là do sơ nhiễm tức là nhiễm bệnh sau khi gà xuống chuồng nuôi.

Các triệu chứng điển hình là:

Bệnh phát ra từ từ một cách chậm chạp nay thấy vài cơn ho hen, mai kia mới thêm dăm ba con và phải hai ba tuần sau bệnh mới lan rộng ra cả đàn.

Gà ho và thở khò khè hắt hơi sặc khoẹt, gà hay lắc đầu cào mỏ xuống nền hoặc vào các vật xung quanh.

Thiếu khí nên gà luôn luôn há mồm để thở.

Lúc đầu mới bị bệnh, ta bắt gà lên tai để nghe ta nghe rất rõ tiếng lạo sạo, khò khè, loặc xoặc râm ran pha trộn trong phế phản và túi khí.

Có một số gà bị sưng mặt, đi lặc do khớp bị viêm sưng đau bỏ tấy, bị liệt sau thành tật.

Gà giảm ăn, chậm lớn, nhiều con còi cọc.

Cả đàn đi ỉa chảy, phân xanh hoặc phân trắng xanh.

Tỷ lệ bệnh thì rất cao, nhiều trường hợp sau 2 – 3 tuần không chữa trị thì cả 100% gà bị hen. Song tỷ lệ chết lại rất thấp từ 5 – 15%. Nếu bị ghép thì tỷ lệ chết có thể cao hơn.

Bệnh hen ở gà lớn và gà mái đẻ

Ở lứa tuổi này gà chủ yếu mang trùng (mầm bệnh) vì bệnh chỉ xảy ra khi có các yếu tố Stress bất lợi. Đặc điểm bệnh hen gà ở thời kỳ này là bệnh kéo dài hàng tháng.

Gà kém ăn, ủ rũ, chậm lớn, phát dục không đều năng suất trứng giảm (từ 20 – 30%), trứng sù xì méo mó. Khi đưa trứng vào ấp thấy tỷ lệ chết phôi cao. Gà con nở ra nhiều gà loại 2 và khi gà con mới nở đưa xuống chuồng nuôi thì 2 – 3 ngày sau bệnh CRD đã bùng phát.

Tiếng ho hen khò khè dù không rộ như ở gà nuôi thịt nhưng nghe sặc khoẹt rất rõ từ xa.

Gà luôn ỉa chảy phân xanh hoặc xanh trắng, những con bị bệnh nặng thì tụt mào, mào và tích nhợt nhạt, gà hay đứng rụt cổ.

Tỷ lệ chết không đáng kể (5 – 10%). Nếu như không bị ghép, đặc biệt dễ nhầm với bệnh Newcastle sau khi đã được tiêm phòng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình