Bệnh hen gà (CRD) một mặt đã phát hiện trên nửa thế kỷ qua, mặt khác căn nguyên lại truyền qua phôi và lưu hành rộng khắp đã gây sự thu hút và mối quan tâm đặc biệt đối với thế giới. Việc nghiên cứu chế tạo vacxin phòng bệnh hen gà đã và đang là vấn đề thời sự.
Các kết quả nghiên cứu cho biết: khi gà bị nhiễm Mycoplasma thì trong cơ thể gà không tạo được miễn dịch thực sự. Và cho đến nay các nhà chuyên gia nghiên cứu vẫn chưa tìm được chủng Mycoplasma có tính kháng nguyên cao, đặc hiệu để dùng nó vào cơ chế tạo vacxin, trong khi gà khoẻ luôn mang mầm bệnh trong mình gây không ít khó khăn cho việc đưa ra được thị trường một loại vacxin tốt đạt hiệu quả và mục đích phòng bệnh.
Dẫu sao thì các nước phát triển cũng đã rất cố gắng sản xuất một số loại vacxin sống hoặc vô hoạt như:
Nobivac – Mg của Hà Lan, là vacxin dùng tiêm dưới da 0.5ml/con gà lúc 2 – 3 tuần tuổi và có thể tiêm nhắc lại sau 3 – 4 tuần.
Nobivac – M6 của Hà Lan, là vacxin vô hoạt dùng tiêm bắp hoặc tiêm dưới da cho gà hậu bị (mái đẻ) lúc 18 – 20 tuần tuổi, mỗi con 0.5ml và có thể tiêm nhắc lại sau 2 – 3 tuần.
Gallimune của Pháp là vacxin sống nhược độc tiêm dưới da cho mỗi gà 0.5ml lúc 3 – 5 tuần tuổi và tiêm nhắc lại khi gà đạt 100 ngày tuổi.
Talovac 104 của Đức là vacxin sống nhược độc tiêm dưới da cho mỗi gà 0.5ml lúc gà đạt 6 – 8 tuần và tiêm nhắc lại khi gà đạt 16 – 20 tuần tuổi
Vacxin chủng F hoặc chủng TS – 11 của Mỹ cho gà con và gà đẻ.
Chúng tôi biết: Tất cả các loại vacxin kể trên đã và đang lưu hành tại nước ta và đã không ít những xí nghiệp, các trang trại chăn nuôi lớn đã sử dụng những loại vacxin nói trên nhưng kết quả phòng bệnh còn rất hạn chế. Nói cách khác hiệu lực của những vacxin đó chưa đáp ứng được yêu cầu, vì vậy sau khi dùng vacxin để phòng, bệnh vẫn nổ ra và người chăn nuôi vẫn phải dùng thuốc |