Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Bệnh viêm phế quản (IB) do virut (IBV) gây ra chữa trị được không? Nếu phòng bệnh thì cách nào tốt nhất?

Điều trị IB.

Về nguyên tắc: bệnh do virut gây ra thì dùng các loại thuốc kháng sinh thông dụng hoặc ít hiệu quả. Nhưng khi bệnh IB đã nổ ra thì chúng ta phải khống chế ngay nguy cơ bị bội nhiễm và giảm thiểu sự thiệt hại bằng những cách sau:

Cách 1:          

- CRD Polyviamin 20g/gói: 1 gói

- T. Avimicin 10g/gói: 2 gói.

- Vitamix 200: 1 thìa canh.

Thuốc pha 15 – 20 lít nước cho 100kg gà uống ngày đêm, liên tục 3 – 4 ngày.

Cách 2:          

- Anti – CRD 20g/gói: 1 gói

- T. Colivit 10g/gói: 2 gói.

- TĐG – Năm Thái: 1 thìa canh đầy.

Thuốc pha 15 – 20 lít nước cho 100kg gà uống ngày đêm, liên tục 4 ngày.

Cách 3:

- Tylosin 98%: 10g/gói : 1 gói

- T. I. C 10g/gói: 2 gói.

- Vinamix 220 : 1 thìa canh đầy.

Thuốc pha 15 – 20 lít nước cho 100kg gà uống ngày đêm, liên tục 4 ngày.

Cách 4:

- CCRD - Năm Thái: 20g

- Stress bran: 30g

- T. Umgiaca 20g.

Thuốc pha 15 – 20 lít nước cho 100kg gà uống ngày đêm, liên tục 4 - 5 ngày.

Các loại kháng sinh khác có thể là Tiamulin 10%, Spyramicin, Erythromycin, Enrogloxacin, Norfloxaxcin…

Sanofi – Canada.

+ BI. Blen HL + ND: vacxin sống nhược độc nhị giá phòng 2 bệnh: viêm phế quản, Niu - cat – xơn: dùng nhỏ mắt, mũi, mồm hoặc uống. Lần 1 lúc 1 – 3 ngày, lần 2 lúc 21 – 28 ngày tuổi và lần 3 lúc 16 – 18 tuần tuổi.

+ Bron – Blen: vacxin sống nhược độc phòng viêm phế quản lần 2 lúc 18 – 21 (21 – 28) ngày tuổi, sau khi đã dùng BI. Blen. HL lần 1 lúc 1 – 3 ngày tuổi.

+ Mass. Blen: vacxin sống nhược độc nhỏ mắt, phun sương cho uống lần 1 lúc 1 – 3 ngày tuổi, lần 2 lúc 21 ngày tuổi và lần 3 lúc 16 – 21 tuần tuổi.

+ ND + IB + IBD + EDS: vacxin vô hoạt nhũ dầu nhũ giá phòng 4 bệnh: Niu - cat – xơn, viêm phế quản, Gumboro và hội chứng giảm đẻ. Tiêm bắp 0.5ml/gà lúc 16 – 20 tuần tuổi.

Để người chăn nuôi biết cách và biết dùng loại vacxin nào đạt hiệu quả chúng tôi cần lưu ý một số điều như sau:

Đối với gà con dưới 2 tuần tuổi không được dùng vacxin sống nhược độc trung bình chủng H52. Vì có thể sẽ gây hậu quả xấu. Song có thể dùng được chủng H52 nếu là vacxin vô hoạt.

Virut gây bệnh có thể truyền dọc (tức là gà mẹ truyền bệnh cho gà con qua phôi) và có thể truyền ngang (từ con này sang con khác). Virut vacxin cũng có thể truyền ngang. Do đó khi chăn nuôi không nên nuôi chung gà đẻ với gà con dưới 15 ngày tuổi. Vì gà đẻ nếu tiêm vacxin sống chủng độc H52 cũng có thể gây bệnh cho gà con mới nở.

Khi sử dụng vacxin cần nghiêm túc làm đúng theo chỉ dẫn tính nguyên tắc sau đây:

Lần 1: nên dùng vacxin sống nhược độc hoặc vô hoạt chủng H120. Nếu dùng chủng H52 thì nhất thiết vacxin đó phải là vô hoạt.

Lần 2, 3: Sau khi dùng H120 lần 1 thì các lần tiếp theo có thể sử dụng vacxin sống nhược độc hoặc vô hoạt chủng H52, tuỳ vào cơ sở đã có hoặc chưa có bệnh lưu hành.

Để tránh nhiều lần phải dùng nhiều loại vacxin khác nhau vào mục đích phòng các bệnh khác nhau thì tốt nhất chúng ta nên sử dụng vacxin đa giá.

Cơ sở chăn nuôi chưa có bệnh (an toàn) nhưng ở vùng đó đã có bệnh thì nên dùng vacxin vô hoạt cho gà con. Nếu cơ sở chăn nuôi đã có bệnh thì phải dùng vacxin sống nhược độc chủng H120 lần đầu và các lần sau chủng H52.

Mỗi hãng sản xuất của mỗi nước khác nhau có những chỉ dẫn lịch dùng, cách dùng vacxin khác nhau.

Việt Nam chúng ta tại thời điểm hiện nay (2004) nên dùng lịch vacxin như sau:

Nguyên tắc phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)

 

Vacxin  cần dùng.

Cơ sở chăn nuôi chưa có bệnh.

Cở sở chăn nuôi đã có bệnh.

Vacxin
đơn giá

* Vacxin vô hoạt chứa chủng H120 lần đầu, chủng H52 lần 2, 3…

 - Lần 1: lúc gà được 1 – 3 ngày tuổi.

- Lần 2: lúc gà 21 – 28 ngày tuổi.

 Đối với gà đẻ thì dùng lần 3 lúc gà 16 – 20 tuần tuổi và vacxin cần dùng lần 3 là vô hoạt nhũ dầu, đa giá.

* Vacxin sống nhược độc chức chủng H120 lần đầu, chủng H52 lần 2, 3…

- Lần 1: lúc gà được 1 ngày tuổi.

- Lần 2: lúc gà 18 – 21 ngày tuổi.

 Đối với gà đẻ thì dùng lần 3 lúc gà 16 – 20 tuần tuổi và vacxin cần dùng là vô hoạt nhũ dầu, đa giá.

Vacxin

đa giá

Lần 1: ND + IB vacxin vô hoạt phòng 2 bệnh Niu - cat - xơn và viêm phế quản, dùng nhỏ mắt, mũi, phun sương hoặc cho uống.

Lần 1: ND + IB vacxin sống nhược độc phòng 2 bệnh Niu - cat - xơn và viêm phế quản, dùng nhỏ mắt, mũi, phun sương hoặc cho uống.

* ND + IB + G vacxin sống nhược độc phòng 3 bệnh: Niu - cat - xơn, viêm phế quản, và Gumboro.

Lần 2: có thể dùng vacxin vô hoạt nhưng cũng có thể dùng vacxin sống nhược độc cho uống.

Lần 2: có thể dùng 1 trong các loại vacxin kể trên để cho uống (vacxin sống nhược độc).

Lần 3: tiêm bắp vacxin nhũ dầu đa giá cho gà 16 – 20 tuần tuổi.

Ví dụ:

OVO4.

ND + IB + IBD + EDS.

IB + ND + EDS.

IB + ND + CI + EDS.

Lần 3: dùng nhũ dầu đa giá hoặc vô hoạt là sống nhược độc tiêm bắp vacxin cho gà 16 – 20 tuần tuổi.

Ví dụ:

OVO4.

ND + IB + IBD + EDS.

IB + ND + EDS.

IB + ND + CI + EDS

Ở nước ta hiện nay, có rất nhiều loại vacxin của nước ngoài đang lưu hành. Chúng tôi xin giới thiệu để người chăn nuôi biết mà lựa chọn:

          Vacxin của Intervet – Hà Lan.

+ Nobivac ND – IB vacxin sống nhược độc, đa giá phòng 2 bệnh Niu - cat - xơn và viêm phế quản truyền nhiễm (IB) dùng cho gà con .

+ IB + ND. Vac Nobilis – Ma5 + Clon 50. Đây là vacxin sống nhược độc phòng 2 bệnh Niu - cat - xơn và viêm phế quản dùng cho gà con.

+ IB vacxin Nobilis chủng H52 – vacxin sống nhược độc dùng cho gà lớn 16 – 18 tuần tuổi, phòng bệnh viêm phế quản cho gà đẻ.

+ IB vacxin Nobilis Ma5: vacxin sống nhược độc dùng cho gà con, phòng 3 bệnh viêm phế quản, Gumboro, Niu - cat - xơn.

+ Nobivac – Reo + IB + G + ND: vacxin sống nhược độc dùng cho gà con, phòng 4 bệnh: Hội chứng còi cọc, hen phế quản, Gumboro, Niu - cat - xơn.

+ IB Vac Nobilis H120 chủng M; vacxin sống nhược độc dùng cho gà con 1 ngày tuổi.

+ Nobivac – IB + ND + EDS. Vacxin vô hoạt đa giá dùng cho gà 16 – 18 tuần tuổi, phòng 3 bệnh: viêm phế quản, Niu - cat - xơn và hội chứng giảm đẻ.

            Vacxin của Rhone Merieux hay Rhome Poulence – Pháp.

+ Bioral H120: vacxin sống nhược độc dùng cho gà con 1 ngày tuổi lần 1 và 21 – 28 ngày tuổi lần 2.

+ Bioral H52: vacxin sống nhược độc trung bình dùng nhỏ mắt, cho uống lúc gà 14 – 16 ngày tuổi (lần 3).

+ Bine Wadrop: vacxin vô hoạt phòng 3 bệnh: Niu - cat - xơn, viêm phế quản, hội chứng giảm đẻ và dùng cho gà lớn 18 – 20 tuần tuổi (tiêm bắp hoặc dưới da).

+ Biopestos: vacxin sống nhược độc phòng 2 bệnh viêm phế quản và Niu - cat - xơn cho gà 16 - 20 tuần tuổi.

+ OVO4: vacxin vô hoạt dùng cho gà đẻ phòng 4 bệnh: viêm phế quản, hội chứng giảm đẻ, sưng phù đầu, (sổ mũi truyền nhiễm) và Niu - cat - xơn.

Abic của Israel.

+ IB H120: vacxin sống nhược độc dùng cho gà cho 1 ngày tuổi lần 1 vào lúc 18 – 20 ngày tuổi lần 2 và lần 3 lúc 30 – 35 ngày tuổi. Nhỏ mắt, mũi, phun sương hoặc cho uống.

+ IB H52: vacxin sống có độc lực trung bình, tiêm dưới da 0.5ml/gà lúc 18 – 20 tuần tuổi

Pitman Moore  Của Indonesia.

+ Myxilin E. D. S: Vacxin nhũ dầu vô hoạt phòng 3 bệnh: viêm phế quản, Niu - cat - xơn và hội chứng giảm đẻ dùng tiêm bắp 0.5ml/gà  18 – 20 tuần tuổi.

+ Mycilin: vacxin vô hoạt phòng 2 bệnh viêm phế quản và Niu - cat - xơn. Tiêm bắp 0.1ml/gà lúc 18 – 20 tuần tuổi.

Medion – indonesia.

+ ND IB: vacxin sống nhược độc phòng 2 bệnh viêm phế quản và Niu - cat - xơn dùng cho gà con lần 1 lúc 1 – 3 ngày tuổi lần 2 lúc 18 – 20 ngày tuổi.

TAD - Đức.

+ TAD – IB Vac I. H120: vacxin vô hoạt dùng nhỏ mắt, phun sương hoặc cho uống, dùng cho gà con 1 ngày tuổi (1000 liều pha 15 lít cho 1000gà).

+ TAD – IB. Vac II. H52: vacxin uống sống nhược độc dùng cho gà 3 – 4 tuần tuổi uống.

+ TAD -  IB/ND vac H120: vacxin sống nhược độc phòng 2 bệnh viêm phế quản và Niu - cat - xơn cho gà 1 – 3 ngày và 18 – 20 ngày tuổi bằng cách nhỏ mắt, mũi, mồm hoặc cho uống.

+ Talovac 201 – IB/ND: vacxin vô hoạt nhị giá phòng 2 bệnh: phế quản truyền nhiễm và Niu - cat – xơn, tiêm dưới da 0.5ml/gà lúc 16 – 18 tuần tuổi.

+ Talovac 305 – IB/ND/EDS: vacxin vô hoạt đa giá phòng 3 bệnh: viêm phế quản, Niu - cat - xơn và hội chứng giảm đẻ dùng tiêm bắp hoặc dưới da 0.5ml/gà lúc 16 – 20 tuần tuổi.

+ Talovac 403 – IB/ND/EDS: vacxin vô hoạt phòng 4 bệnh: viêm phế quản, Niu - cat - xơn, sổ mũi truyền nhiễm và hội chứng giảm đẻ. Tiêm bắp hoặc dưới da cho 0.5ml/gà lúc 16 -20 tuần tuổi

Sanofi – Canada.

+ BI. Blen HL + ND: vacxin sống nhược độc nhị giá phòng 2 bệnh: viêm phế quản, Niu - cat – xơn: dùng nhỏ mắt, mũi, mồm hoặc uống. Lần 1 lúc 1 – 3 ngày, lần 2 lúc 21 – 28 ngày tuổi và lần 3 lúc 16 – 18 tuần tuổi.

+ Bron – Blen: vacxin sống nhược độc phòng viêm phế quản lần 2 lúc 18 – 21 (21 – 28) ngày tuổi, sau khi đã dùng BI. Blen. HL lần 1 lúc 1 – 3 ngày tuổi.

+ Mass. Blen: vacxin sống nhược độc nhỏ mắt, phun sương cho uống lần 1 lúc 1 – 3 ngày tuổi, lần 2 lúc 21 ngày tuổi và lần 3 lúc 16 – 21 tuần tuổi.

+ ND + IB + IBD + EDS: vacxin vô hoạt nhũ dầu nhũ giá phòng 4 bệnh: Niu - cat – xơn, viêm phế quản, Gumboro và hội chứng giảm đẻ. Tiêm bắp 0.5ml/gà lúc 16 – 20 tuần tuổi.

Để người chăn nuôi biết cách và biết dùng loại vacxin nào đạt hiệu quả chúng tôi cần lưu ý một số điều như sau:

Đối với gà con dưới 2 tuần tuổi không được dùng vacxin sống nhược độc trung bình chủng H52. Vì có thể sẽ gây hậu quả xấu. Song có thể dùng được chủng H52 nếu là vacxin vô hoạt.

Virut gây bệnh có thể truyền dọc (tức là gà mẹ truyền bệnh cho gà con qua phôi) và có thể truyền ngang (từ con này sang con khác). Virut vacxin cũng có thể truyền ngang. Do đó khi chăn nuôi không nên nuôi chung gà đẻ với gà con dưới 15 ngày tuổi. Vì gà đẻ nếu tiêm vacxin sống chủng độc H52 cũng có thể gây bệnh cho gà con mới nở.

Khi sử dụng vacxin cần nghiêm túc làm đúng theo chỉ dẫn tính nguyên tắc sau đây:

Lần 1: nên dùng vacxin sống nhược độc hoặc vô hoạt chủng H120. Nếu dùng chủng H52 thì nhất thiết vacxin đó phải là vô hoạt.

Lần 2, 3: Sau khi dùng H120 lần 1 thì các lần tiếp theo có thể sử dụng vacxin sống nhược độc hoặc vô hoạt chủng H52, tuỳ vào cơ sở đã có hoặc chưa có bệnh lưu hành.

Để tránh nhiều lần phải dùng nhiều loại vacxin khác nhau vào mục đích phòng các bệnh khác nhau thì tốt nhất chúng ta nên sử dụng vacxin đa giá.

Cơ sở chăn nuôi chưa có bệnh (an toàn) nhưng ở vùng đó đã có bệnh thì nên dùng vacxin vô hoạt cho gà con. Nếu cơ sở chăn nuôi đã có bệnh thì phải dùng vacxin sống nhược độc chủng H120 lần đầu và các lần sau chủng H52.

Mỗi hãng sản xuất của mỗi nước khác nhau có những chỉ dẫn lịch dùng, cách dùng vacxin khác nhau.

Việt Nam chúng ta tại thời điểm hiện nay (2004) nên dùng lịch vacxin như sau:

Nguyên tắc phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)

 

Vacxin  cần dùng.

Cơ sở chăn nuôi chưa có bệnh.

Cở sở chăn nuôi đã có bệnh.

Vacxin
đơn giá

* Vacxin vô hoạt chứa chủng H120 lần đầu, chủng H52 lần 2, 3…

 - Lần 1: lúc gà được 1 – 3 ngày tuổi.

- Lần 2: lúc gà 21 – 28 ngày tuổi.

 Đối với gà đẻ thì dùng lần 3 lúc gà 16 – 20 tuần tuổi và vacxin cần dùng lần 3 là vô hoạt nhũ dầu, đa giá.

* Vacxin sống nhược độc chức chủng H120 lần đầu, chủng H52 lần 2, 3…

- Lần 1: lúc gà được 1 ngày tuổi.

- Lần 2: lúc gà 18 – 21 ngày tuổi.

 Đối với gà đẻ thì dùng lần 3 lúc gà 16 – 20 tuần tuổi và vacxin cần dùng là vô hoạt nhũ dầu, đa giá.

Vacxin

đa giá

Lần 1: ND + IB vacxin vô hoạt phòng 2 bệnh Niu - cat - xơn và viêm phế quản, dùng nhỏ mắt, mũi, phun sương hoặc cho uống.

Lần 1: ND + IB vacxin sống nhược độc phòng 2 bệnh Niu - cat - xơn và viêm phế quản, dùng nhỏ mắt, mũi, phun sương hoặc cho uống.

* ND + IB + G vacxin sống nhược độc phòng 3 bệnh: Niu - cat - xơn, viêm phế quản, và Gumboro.

Lần 2: có thể dùng vacxin vô hoạt nhưng cũng có thể dùng vacxin sống nhược độc cho uống.

Lần 2: có thể dùng 1 trong các loại vacxin kể trên để cho uống (vacxin sống nhược độc).

Lần 3: tiêm bắp vacxin nhũ dầu đa giá cho gà 16 – 20 tuần tuổi.

Ví dụ:

OVO4.

ND + IB + IBD + EDS.

IB + ND + EDS.

IB + ND + CI + EDS.

Lần 3: dùng nhũ dầu đa giá hoặc vô hoạt là sống nhược độc tiêm bắp vacxin cho gà 16 – 20 tuần tuổi.

Ví dụ:

OVO4.

ND + IB + IBD + EDS.

IB + ND + EDS.

IB + ND + CI + EDS

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình