Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bệnh viêm thanh khí quản viết tắt là ILT là bệnh gì? Cách chuẩn đoán phân biệt các bệnh ho hen khác, phương pháp điều trị và phòng bệnh như thế nào?

Định nghĩa bệnh:

Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (tiếng Latinh viết tắt là Laringotracheitis Infectiosa Gallinarum – LTI; tiếng Anh viết: Infectious Larigo Tracheitis – ILT) là bệnh ho ngạt truyền nhiễm ở gà tơ và gà mái đẻ, với các biểu hiện đặc trưng: ngạt từng cơn, ho khạc từng hồi kèm theo viêm mí mắt, khạc ra đờm đôi khi lẫn máu.

Dịch tễ bệnh:

Bệnh chỉ xảy ra ở gà từ 5 tháng trở lên đến 12 tháng tuổi.

Do một loại Herpes virut gây ra.

Khi thâm nhập vào niêm mạc thanh quản, khí quản chúng phát triển nhanh chóng trong các tế và đó và virut trưởng thành bài xuất ra ngoài cùng với đờm dãi….

Bệnh lây lan chủ yếu qua đường miệng và đường hô hấp.

Bệnh có tính vùng và tính mùa vụ, thường xuyên xảy ra cuối xuân, trong hè, và đầu thu

Các yếu tố stress có hại như vệ sinh chuồng trại kém, ẩm thấp, có nhiều khí độc, thức ăn nghèo vitamin A và lúc gà đẻ con nhất, … là những yếu tố thúc đẩy bệnh bùng phát mạnh.

Bệnh không truyền qua phoi, nhưng những gà khỏi bệnh mang trùng rất lâu từ 1 – 1.5 năm là nguồn bệnh tiềm năng và nguy hiểm.

Triệu chứng lâm sàng:

Có 3 biểu hiện:

            A. Thể cấp tính:

Triệu chứng điển hình là ngạt thở và ho từng cơn, khi cơn ngạt ập đến gà há hốc miệng để thở kéo theo tiếng rít. Vì khó thở nên gà phải rướn cổ cao và dài để lấy khí. Lúc này mào gà thâm tím, hai cánh dang rộng. Sau cơn rít khí, gà khạc đờm, trong đờm đôi khi lẫn máu tươi (ho ra máu).

Sau khi khạc ra đờm gà tươi tỉnh vẫy cánh và trở lại bình thường. Nếu không theo dõi kỹ chúng ta lầm tưởng như gà không bị bệnh.

Nhưng giai đoạn bình thường đó không được lâu, cơn ngạt lại ập đến và gà lại phải làm động tác như đã mô tả ở trên để thở.

Nếu chúng ta bắt những gà đó tạch mỏ xem xét thì thấy niêm mạc vùng họng và đường hô hấp trên có những đờm dãi, khi gạt bỏ đờm dãi dễ dàng thấy nhiều nơi xuất huyết li ti, thậm chí cả máu, chú ý nhiều trường hợp khi bắt gà, để quan sát (thường thì cầm chân gà để đầu gà chúc xuống đất, gà sẽ bị chết do ngạt thở).

Những gà ốm ở thể cấp này thường bị chết sau 4 – 6 ngày do ngạt thở.

            B. Thể dưới cấp tính:

Các triệu cúng bệnh cũng giống như ở thể cấp tính nhưng mức độ nhẹ hơn, khoảng cách giữa các chu kỳ ngạt dai hơn. Sau 2 – 3 tuần trừ những gà bị chết, số còn lại chuyển sang thể mãn hoặc tự khỏi.

            C. Thể mãn tính:

Các triệu chứng ho khạc, ngạt xảy ra thưa thớt hơn và luôn kèm theo viêm mí mắt, mí mắt sưng mọng, nhiều trường hợp ống dẫn nước mắt và tuyến nước mắt bị bội nhiễm trở nên viêm có mủ, kết mạc bị đen lại, gà bị mù mắt giống như ở bệnh IB, khi tách mỏ gà ra quan sát ra thấy vùng họng có màng giả trắng bao phủ dễ bóc. Bệnh kéo dài 1 – 3 tháng gà suy nhược, thiếu máu, tắt đẻ và chết. Tỷ lệ chết trong trường hợp này khá cao 13 – 60%.

Mổ khám bệnh tích:

Bệnh tích tập trung ở thanh quản và khí quản.

+ Thể cấp tính: Niêm mạc vùng thanh quản bị dồn máu, viêm xuất huyết, phủ một lớp dịch nhầy lẫn máu, đôi khi thấy cả cục máu đông bịt kín cả khí quản và là nguyên nhân gây chết đột tử ở gà.

+ Thể dưới cấp: Niêm mạc thanh khí quản và cuống phổi bị viêm và bao phủ thẩm xuất dịch nhầy loãng hơn có nhiều bọt khí và các tế bào biểu bì vùng họng bị thoái hoá.

+ Thể mãn tính: Niêm mạc vùng thanh quản và phần đầu của khí quản bị phủ một màng giả như bã đậu, dễ bóc. Ngoài ra còn thấy niêm mạc mí mắt, ống dẫn và tuyến nước mắt bị viêm mủ, đôi khi thấy một số gà bị thối mắt, mù mắt. Bệnh tích còn phức tạp hơn do thể mãn tính viêm thanh khí quản truyền nhiễm dễ bị bội nhiễm với các bệnh khác.

Chuẩn đoán bệnh ILT (LTI).

Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm dễ dàng được nhận biết qua các triệu chứng lâm sàng điển hình và bệnh tích đặc trưng. Trường hợp khó, các cán bộ kỹ thuật có thể trị làm chẩn đoán bằng phương pháp sinh học như sau:

Lấy đờm dãi hoặc niêm mạc gà bệnh nghiềm nhỏ làm vô khuẩn pha loãng tỷ lệ 1 : 5 – 10 phần nước cất hoặc nước sinh lý -  ta có dung dịch A.

Lấy 1 lọ Penicillin 1 triệu UI. Trộn với 1 lọ Streptomycin 1gr trong 100ml nước cất -  ta có dung dịch B.

Lấy 0.2ml B pha vào 5ml A lắc kỹ và lọc kỹ ta có dung dịch C.

a) Lấy 0.2ml dung dịch C nhỏ vào thanh khí quản gà khoẻ 5 – 6 tháng tuổi lấy từ nơi khác. Nếu 3 – 5 ngày (muộn nhất là 15 ngày sau) gà có biểu hiện hen ngạt từng cơn và các triệu chứng đặc trưng khác, thì đó chính là bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm. Nếu không thấy các biểu hiện trên thì không phải ILT.

b)  Cùng dung dịch C đó ta vạch hậu môn (gà khoẻ 5 – 6 tháng tuổi lấy từ gà nơi khác về) và nhỏ 2 – 3 giọt rồi xoa nhẹ khắp niêm mạc hậu môn gà. Sau 2 – 3  ngày ta thấy niêm mạc hậu môn gà đỏ tấy, sưng mọng thì chính là viêm khí quản

c)  Cũng dung dịch C đó ta đem tiêm bắp hoặc dưới da 0.2ml/gà khoẻ 5 – 6 tháng tuổi từ nơi khác về thì không gây được bệnh. Nhưng nếu có biểu hiện ho hen thì đó là bệnh khác chứ không phải viêm thanh khí quản truyền nhiễm.

Chẩn đoán phân biệt.

Chúng ta cần phải phân biệt viêm thanh khí quản truyền nhiễm với các bệnh:

+ Niu - cat - xơn

+ Viêm khí quản truyền nhiễm.

+ Sổ mũi truyền nhiễm

+ Thiếu vitamin A (A. Avitaminosis Avium).

            a. Bệnh niu - cat – xơn.

Khác với bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm ở chỗ bệnh gà rù:

- Xuất hiện ở mọi lứa tuổi.

- Xảy ra cấp tính hơn, lây lan nhanh hơn, qui mô bệnh rộng hơn.

- Các triệu chứng của nhiễm trùng huyết rõ hơn: chảy nước dãi, chướng hơi, gà tụt cổ, mào thâm tím, gầy nhanh, ỉa chảy phân xanh trắng, chết nhiều.

- Ho khoẹt kèm theo tiếng “toóc”.

- Mổ khám bệnh tích tập trung ở đường ruột, xuất huyết van hồi mạnh tràng, hậu môn, đỉnh ống tuyến của dạ dày tuyến, viêm xuất huyết đến viêm hoại tử ruột là những bệnh tích đặc trưng mà ta không thấy ở viêm thanh khí quản truyền nhiễm.

            b. Bệnh viêm khí quản truyền nhiễm.

- Bệnh IB ở gà con xảy ra rất nhanh và điển hình, bệnh IB thể thận lại càng dễ phân biệt.

- Ở gà lớn (gà đẻ): ngoài ra các triệu chứng ho hen không ngạt từng cơn, bệnh tích tập trung ở khí quản, cuống phổi và phổi.

- Gà giảm đẻ mạnh 20 – 70% và kéo dài rất lâu. Bệnh có tính toàn đàn. Mổ khám thấy buồng trứng bị viêm rất nặng, ống dẫn trứng mỏng và ngắn lại.

            c. Bệnh thiếu vitamin A.

 Các bệnh tích viêm tạo màng giả ở vùng họng của 2 bệnh: thiếu vitamin A và viêm thanh khí quản truyền nhiễm rất giống nhau. Chỉ khác là màng giả do thiếu vitamin A khó bóc.

- Bệnh thiếu vitamin A không có viêm xuất huyết ở vùng hầu, đầu khí quản và không có đờm dãi lẫn máu ở khí quản.

            d. Bệnh sổ mũi truyền nhiễm.

- Cả 2 bệnh đều có hiện tượng chảy nước mũi. Song sổ mũi truyền nhiễm nước mũi, nước dãi loãng hơn và có mùi đặc biệt.

- Sổ mũi truyền nhiễm không có xuất huyết ở thanh quản và khí quản. Bệnh tích còn tập trung viêm mũi ở các xoang mũi, xoang dưới mắt và viêm thối ống dẫn và tuyến nước mắt.

- Ho hen sổ mũi truyền nhiễm không xảy ra ngạt rừng cơn như viêm thanh khí quản truyền nhiễm.

            e. Bệnh đậu gà.

- Bệnh đậu gà cũng có các màng giả vùng họng. Song rất khó bóc và bao giờ cũng kèm theo các nốt đậu ở da, nhất là mào và tích…

- Bệnh đậu gà không có các biểu hiện ho hen ngạt từng cơn.

Phòng bệnh:

Biện pháp vệ sinh phòng bệnh đối với bất cứ bệnh truyền nhiễm nào cũng phải thực hiện nghiêm túc vì nó tiêu diệt căn nguyên, nâng cao sức đề kháng của gà con.

Đối với gà con nuôi thịt (thương phẩm) không cần vacxin phòng bệnh.

Đối với gà giống hoặc gà đẻ lấy trứng nhất thiết phải dùng vacxin sống nhược độc tiêm dưới da hoặc nhỏ mũi, hoặc cho uống vào lúc 16 – 20 ngày tuổi, sau 3 – 4 tuần tiêm chủng lại và gà sẽ được bảo hộ từ 1 – 1.5 năm. Các loại vacxin đang được lưu hành gồm:

+ TAD – ILT vac của Đức.

+ Cevac ITL chủng T20 của Sanofi – Canada.

+ Laringo – vac, Nobilis của Hà Lan.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình