Định nghĩa bệnh:
Tụ huyết trùng gà là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gà do vi khuẩn Gram âm Pasteurella multocida gây ra với các biểu hiện đặc trưng của nhiễm trùng huyết.
Bệnh được Rivota mô tả lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1877, năm sau 1878 Peoroncito và Semmer đã phân lập được căn nguyên.
Năm 1880 Pasteur - Nhà Bác học người Pháp qua kính hiển vi đã mô tả cấu trúc chi tiết của vi khuẩn và sau đó ông đã điều chế thành công vacxin để ngăn chặn bệnh.
Để tưởng nhớ tới công lao to lớn. Vì những đóng góp vĩ đại của ông, các nhà khoa học trên thế giới đã nhất trí lấy tên ông đặt tên cho Vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng là Pasteurlla gây ra gọi là Pasteurollosis.
Dịch tễ bệnh tụ huyết trùng gà. ( Pasteurellois Avium)
+ Tụ huyết trùng của các loài gia cầm (gà, cút, ngan, vịt, hoang cầm…) dễ lây truyền bệnh cho nhau: tụ huyết trùng gà lây sang vịt, ngan, cút, sẻ,… và ngược lại.
+ Dịch tễ tụ huyết trùng của gia cầm (gà, vịt, ngan, cút, chim câu…) có một số đặc điểm như sau:
Trong những đàn khỏe mang trùng, bệnh xảy ra lác đác lẻ tẻ phụ thuộc chủ yếu vào các điều kiện bất lợi như: thay đổi thời tiết, thức ăn, nước uống, cách chăm sóc, tiếng ồn một cách đột ngột. Bao giờ bệnh cũng xảy ra ở thể quá cấp hoặc cấp tính, nhưng không thành dịch lớn, chỉ ở mức độ cục bộ địa phương ở gà 3 tuần trở lên.
Trong những đàn gà khỏe không mang trùng, bệnh xảy ra chủ yếu do đưa căn nguyên vào trại, các yếu tố stress bất lợi đóng vai trò không lớn trong quá trình phát bệnh. Khi bệnh nổ ra thì bao giờ cũng thành dịch và gia cầm ở mọi lứa tuổi đều có thể mặc bệnh
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường miệng.
Căn nguyên thâm nhập vào trại chăn nuôi bằng nhiều con đường khác nhau: bột xương thịt, xác da cầm, lợn chết và bệnh tụ huyết trùng do chuột, chó, mèo lôi và hoang cầm.
Bệnh thường xuất hiện sau khi mua gà mới ở cơ sở khác chung, hoặc cùng cơ sở chăn nuôi tại cùng thời gian nuôi nhiều loại gia cầm khác nhau.
Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng.
Bệnh có 3 thể biểu hiện: quá cấp, cấp và mãn tính.
a. Thể quá cấp tính.
Gà chết đột tử mà trước đó không thấy dấu hiệu gì về bệnh.
Có thể chết ban ngày, có thể chết ban đêm nhưng bệnh tụ huyết trùng thể quá cấp thường chết chủ yếu vào ban đêm. Có nhiều trường hợp gà chết ngày trong ổ đẻ, sáng ra chúng ta mới biết.
Nếu ban ngày chúng ta có thể thấy bỗng nhiên gà đang khỏe lăn đùng xuống đất, dãy dụa như bị động kinh một lúc rồi chết.
b. Thể cấp tính.
Thể dưới cấp diễn ra trong khoảng thời gian đủ để chúng ta có thể quan sát được các triệu chứng:
Gà sốt rất cao, sã cánh, bỏ ăn nhưng uống nhiều nước
Trông gà bệnh buồn ngủ, mệt mỏi…
Mào tím bầm, sưng dầy lên, đôi khi thấy nhày vàng lẫn bọt chảy từ lỗ mũi và miệng ra ngoài.
Sau đó gà bị tiêu chảy nặng, phân nhầy đôi khi lẫn máu – lúc đó gà thường nằm bẹp nhắm nghiền mắt, xung quanh lỗ huyệt bẩn do phân nhầy bám dính.
Một số gà sẽ chết trong vòng từ 1-4 ngày, số còn lại chuyển sang mãn tính.
c. Thể mãn tính tụ huyết trùng.
Đây là những gà có sức khỏe rất tốt vượt qua thể cấp tính sang mãn tính. Do đó các triệu chứng cũng giống như thể cấp tính, nhưng ở mức độ nhẹ hơn:
Gà ủ rũ, buồn, bị viêm mũi thỏ khò khè (hen)
Kém ăn hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước.
Mào sưng to, tích bị thùy thũng nặng và tiến tới bị hoại tử tạo lỗ rỉ nước lẫn mô tổ chức ra ngoài (có thể chỉ 1 bên tích, có thể cả 2 bệnh tích)
Ỉa chảy lúc này trở nên thất thường.
Một số gà bị lặc do bị viêm khớp gối.
Bệnh kéo dài khoảng 3 tuần, nếu không can thiệp điều trị sẽ có một số con chết, số khác dần dần phục hồi và khỏi bệnh.
Theo kết quả theo dõi trong hàng chục năm của chúng tôi thì hầu như tất cả những gà bị bệnh tụ huyết trùng có biểu hiện sưng phù thối mào tích đều dần dần bình phục mà không cần có sự can thiệp điều trị nào.
Mổ khám bệnh tích tụ huyết trùng.
Thể quá cấp:
+ Nhiều trường hợp gà chết không để lại dấu vết gà.
+ Cũng có nhiều trường hợp bệnh tích rất đơn giản:
Tích nước vàng đặc bao tim.
Vành tim bị xuất huyết điểm (sẽ rất rõ nếu gà nào có mỡ bao vành tim - xuất huyết mỡ).
Thể cấp tụ huyết trùng.
Ngoài các bệnh tích ở trên như đã mô tả ở thể quá cấp còn thấy:
Gan bị sưng, viêm hoại tử - trên bề mặt gan thấy vô số điểm xuất huyết hoặc hoại tử ly ty màu vàng xám có độ lớn từ mũi kim khâu đến hạt kê.
Nách hầu như ít thay đổi hoặc nếu có chỉ hơi sưng và bị dồn máu màu thẫm.
Ruột bị viêm xuất huyết và chủ yếu tập trung ở đoạn tá tràng.
Thể mãn tính tụ huyết trùng.
Các biến đổi tập trung ở gan, phổi, khớp, mào, tích.
Gan và phổi có vô số ổ viêm hoại tử vàng xám.
Khớp bị viêm chứa nhiều thẩm xuất nhầy đặc có thể kéo thành sợi.
Áp xe tích và mào.
Chuẩn đoán phân biệt.
Niu –cat – xơn:
Bệnh gà rù khác với tụ huyết trùng ở chỗ chỉ có gà và cùng loài như cút, bồ cầu, chim sẻ, sáo, vẹt bị bệnh. Trong khi vịt, ngan, ngỗng hoàn toàn không bị.
Bệnh Niu – cat – xơn có thêm những biểu hiện khác như chướng diều, đầy hơi, mào tích tuy thâm tím nhưng không sưng, ỉa chảy phân xanh, tỷ lệ ốm cao và tỷ lệ chết rất lớn. Gà có triệu chứng ho hen và thần kinh. Khi mổ khám có bệnh tích đặc trưng viêm xuất huyết niêm mạc hậu môn, van hồi manh tràng, cả đường ruột bị viêm xuất huyết thậm chí có nhiều ổ loét như hạt dưa, hạt bí, xuất huyết đỉnh ống tuyến của dạ dày…mà ta không thấy ở tụ huyết trùng.
Bệnh phó thương hàn.
Bệnh phó thương hàn khác với tụ huyết trùng ở chỗ mào bị tái (chứ không thâm, không sưng rất to như ở tụ huyết trùng).
Nách gà khi bị phó thương hàn bao giờ cũng sưng rất to trong khi ở tụ huyết trùng ít có biến đổi và nếu có thì cũng không đáng để so sánh.
Gan gà bị phó thương hàn cũng có viêm xuất huyết và hoại tử, nhưng ở phó thương hàn nốt hoại tử ly ty màu vàng xanh, trong khi ở tụ huyết trùng có màu vàng xám.
Các bệnh có triệu chứng ho hen khác.
Ho hen của tụ huyết trùng có giới hạn về số lượng ca bệnh, các bệnh ho hen khác không có bệnh tích điển hình ở tim, gan, phổi, mào tích, khớp như ở tụ huyết trùng.
Cúm gà.
Bệnh cúm gà và tụ huyết trùng giống nhau ở những biến đổi:
Mào và tích đều bị sưng to, xuất huyết và hoại tử.
Xuất huyết vành tim, cỏ tim, tim bơi trong bào dịch thẩm xuất màu vàng.
Ruột bị viêm xuất huyết chủ yếu ở tá tràng.
Nhưng cúm gà khác với tụ huyết trùng ở chỗ:
+ Ho hen nổi lên là 1 triệu chứng phổ biến
+ Tiêu chảy mạnh, phân loãng trắng xanh.
+ Giảm đẻ hoặc tắt đẻ.
+ Gà đi không vững (thần kinh)
+ Xuất huyết mỡ bụng, mỡ tim, mỡ màng treo ruột.
+ Viêm xuất huyết buồng trứng viêm xuất huyết đường ruột từ dạ dày tuyến đến hậu môn…
Điều trị bệnh.
Để hạn chế thiệt hại, khi đàn gà đã có ca bệnh chết vì tụ huyết trùng chúng ta phải cho cả đàn đó uống kháng sinh hoặc kháng khuẩn phổ tác dụng rộng trong 2-3 ngày liên tục, các thuốc thông dụng và hiệu quả nhất là:
Thuốc uống gồm những loại thuốc sau:
TIC - Trị khẹc vịt
T.Umgiaca - Colivinavet
Colivinavet - Neotesol
T.Colivit - Gentacosmis
T. Avimicin - Trisulfon depot
Antibioque - Ampi – tracin
Colin – Neocin
Thuốc tiêm gồm:
T.Enteron - Vidan.T
Kanatialin - Chlortylan
Chlortetradeson - Pneumotic
Leptocin…
Đọc và sử dụng đúng liều ghi trên nhãn thuốc.
Phòng bệnh tụ huyết trùng gà.
Nguyên tắc phòng bệnh nói chung và tụ huyết trùng nói riêng vẫn phải áp dụng biện pháp tổng hợp:
Vệ sinh chăn nuôi thú y phải nghiêm ngặt.
Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng phải đảm bảo.
Tích cực áp dụng phòng bệnh bằng vacxin.
Đối với bệnh tụ huyết trùng gà: vacxin chưa phát huy vai trò tác dụng rộng bởi vacxin có thể đáp ứng miễn dịch tốt ở khu vực này, nhưng lại kém tác dụng ở vùng khác. Cho nên phòng bệnh tụ huyết trùng phải chủ động bảo vệ cơ sở chăn nuôi theo hướng dẫn:
- Chuồng nuôi gà phải hoàn toàn cách ly, cách xa các chuồng chăn nuôi động vật khác, đặc biệt là xa chuồng trại lợn, trại vịt và trại ngan.
- Trong chăn nuôi gà không được nuôi nhiều lứa tuổi gà khác nhau.
- Tìm mọi cách để ngăn chặn các phế phụ phẩm còn sống từ các lò giết mổ thâm nhập vào chuồng gà.
- Kịp thời xử lý các loại động vật hoang thú có khả năng mang mầm bệnh vào trại.
- Thường xuyên thực hiện tốt các nội quy phòng dịch, đảm bảo vệ sinh thú y, chủ động kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố stress bất lợi. |