Giới thiệu về bệnh.
Bệnh viêm não tủy và màng não là bệnh truyền nhiễm ở gà mới được phát hiện gần đây. Bệnh có tên khoa học là Encephalomyelitis Avium được viết tắt là EA. Do một loại Adeno Picorna virus gây nên và virus gây bệnh được viết tắt là AEV. Bệnh còn có tên là run rẩy gà.
Dịch tễ bệnh.
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi một cách đột ngột nhưng nặng nhất là ở gà hướng thịt từ 2 – 6 tuần tuổi.
Căn nguyên gây bệnh thâm nhập vào cơ thể gà bằng rất nhiều cách khác nhau:
Qua phôi trứng (truyền mầm bệnh từ gà mẹ) - tức là truyền dọc.
Qua đường miệng - tức là truyền ngang.
Qua đường hô hấp
Bệnh có tính lây lan mạnh không phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết.
Triệu chứng lâm sàng.
Đối với gà con đến 50 ngày tuổi.
Nếu mầm bệnh gà mẹ truyền sang gà con thì bệnh xuất hiện sớm và tỷ lệ gà ốm chết cao. Nếu do lây lan thì bệnh phát chậm hơn và so gà ốm cũng ít hơn. Nhìn chung có khoảng 5 – 30% số gà ở độ tuổI 2 – 35 ngày sau khi nở mệt mỏi lười đi lại, ít canh bới tìm kiếm thức ăn.
Khi xua đuổi ta thấy 2 hiện tượng
Một là gà bị động kinh chạy tán loạn không định hướng cho đến khi đâm vào vật cản thì chúng quay lăn ra giãy giụa, quay tít mù. Hai là chúng bất động nằm với các tư thế khác nhau mặc cho ta xua đuổi.
Ở những gà ốm đó các cơ đầu, cổ co giật, ngón chân dúm lại. Gà kiệt sức dần do không kiếm được thức ăn nước uống, chúng chết do đói, khát và bị con khỏe dẫm lên. Do bệnh dễ phát tỷ lệ chết cũng giao động trong khoảng rất lớn từ 5 – 30%.
Một số thì run rẩy đi không vững hay ngã khi bị xua đuổi vì thế bệnh AE có tên là dịch run rẩy gà.
Số còn lại bình phục dần và để lại dị chứng mắt bị đục tinh thể.
Đối với gà trên 50 ngày tuổi (gà đẻ)
Bệnh phát ra âm thầm và nhẹ nhàng làm cho người chăn nuôi, khó biết. Riêng ở gà đẻ thì sản lượng trứng bị giảm mạnh từ 5 – 40% thậm chí có đàn trên 50%, có đàn tắc đẻ luôn. Sau khi bệnh qua khỏi thì một số gà mắt bị đục
Mổ khám bệnh tích.
Không có tổn htương gì nếu không bị bệnh ghép.
Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt.
Bệnh viêm não tủy và màng não có thể dựa vào đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng điển hình để chẩn đoán được bệnh.
Nếu khó khăn cần gửi mẫu đến trung tâm chẩn đoán. Khi làm tiêu bản vi thể thấy vỡ thành mao mạch não, các nơtron thần kinh bị thoái hóa, thâm nhập tế bào lymphoid ở dạ dày tuyến, tụy...Nếu cần thì phân lập virus AEV.
Chẩn đoán phân biệt: Đối với gà con bị viêm não tủy và màng mão cần phân biệt với bệnh gà lùn (Hội chứng còi cọc). Bệnh viêm não tủy và màng não không có hiện tượng tiêu chảy hàng loạt, không có hiện tượng viêm đầu cơ đùi, ngực, không có các biến đổi ở ruột, tụy... Bệnh viêm não tủy cần phải được phân biệt với bệnh viêm não xốp nhưng vẫn chưa có ở nước ta.
Đối với gà đẻ bệnh viêm não tủy cần phân biệt với hội chứng giảm đẻ do một số chủng Adenovirus khác gây nên.
Điều trị bệnh AE.
Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên chúng ta có thể hạn chế số gà tử vong và tăng cường sức đề kháng bệnh cả đàn gà bằng việc bổ sung Vitamin cung cấp điện giải, nước uống đủ cho cơ thể, chọn lọc gà ốm chăm sóc riêng, chống bệnh thứ phát..
Cách thực hiện:
Hạ thấp máng xuống, máng ăn xuống sát nền. Bắt những gà bệnh đặc biệt là gà nằm bẹp nhốt riêng, bơm nước thuốc cho mỗi gà 4 – 5ml/lần ngày 6 – 8 lần liên tục torng 3 – 4 ngày.
Cho toàn đàn uống thuốc.
Cách 1:
Vinamix 200: 1 thìa canh đầy.
TĐG Năm Thái: 1 thìa canh đầy
T. colivit 10gam/gói: 1 – 2 gói.
Thuốc pha vào 15 – 20 lít nước cho 100 kg trọng lượng gà uống cả ngày đêm và dùng liên tục 4 – 5 ngày.
Cách 2:
Mix con: 1 thìa canh đầy.
TĐG Năm Thái: 1 thìa canh đầy.
T. Avimicin: 1 gói 10g.
Thuốc pha vào 15 – 20 lít nước cho 100 kg trọng lượng gà uống cả ngày đêm và dùng liên tục 4 – 5 ngày.
Cách 3: Chắt ra 1 thìa canh đầy. .
Colivinavet 10g/gói: 1 – gói.
Điện giảI B. complex: 1 thìa canh đầy.
Thuốc pha vào 15 –20 lít nước cho 100kg trọng lượng gà uống cả ngày đêm và dùng liên tục 4 – 5 ngày.
Phòng bệnh viêm não.
Không nên dùng những đàn gà viêm não tủy để làm giống. Vì phát tán bệnh đi khắp nơi do căn nguyên truyền qua phôi trứng.
Những cơ sở chăn nuôi bệnh AE chưa xảy ra lần nào trước đó, nay nếu phát bệnh cần tiêu hủy triệt để đàn gà bệnh.
Những cơ sở chăn nuôi đã có bệnh thì cần phải tiêm phòng vacxin nhưng cần chú ý không được tiêm phòng vacxin sống nhược độc cho đàn gà mà ở đó có nhiều đàn gà với lứa tuổi khác nhau.
Các vacxin dạng thông dụng là:
+ Myclovac – vacxin sống nhược độc của Pháp: pha với nước uống lần 1 khi gà được 10 – 15 ngày tuổi, lần 2 khi gà được 5 tháng tuổi (ở Pháp vacxin chỉ được dùng lúc gà 10 –14 tuần tuổi và lần 2 lúc 20 tuần tuổI).
+ Cevac – tremor L, chủng Calnek 1143 – vacxin sống nhược độc của Canada: lần 1 cho uống lúc gà 70 – 80 ngày tuổi, lần 2 lúc gà được 5 tháng tuổi.
+ TAD – AE – VAC, chủng Calnek 1143 của Đức: đây cũng là vacxin sống nhược độc dùng 2 lần như trên, cho uống lần 1 lúc gà 10 tuần tuổi, lần 2 lúc 20 tuần tuổi |