1. Đặc điểm bệnh thiếu Vitamin B2
Thiếu Vitamin B2 sẽ gây bệnh không truyền nhiễm với tên khoa học Avitaminosis B2.
Bệnh Avitaminosis B2 có biểu hiện đặc trưng nhất ở gà con từ 10 – 30 ngày tuổi: khô, gầy, kém ăn, chậm lớn, gà bị liệt, thiếu máu … ở gà đẻ và lòng đỏ nhợt nhạt, tỷ lệ ấp nở thấp.
2. Vai trò của Vitamin B2.
Vitamin B2 còn có tên Riboflavin, Lactoflavin. Trong cơ thể B2 tham gia vào quá trình phân hủy, hấp thu đường, là thành phần của men Coenzim trong quá trình oxy hóa khử và trao đổi chất ở mức phân tử trong mỗi tế bào. B2 tham gia trao đổi đường, mỡ, tổng hợp đạm và kháng thể.
B2 dễ hấp thụ qua thành ruột và tích lũy trong gan.
B2 kích thích sinh trưởng (tăng trọng) và phát triển (sinh sản)
B2 tăng cường khả kháng bệnh và đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
B2 giữ sự ổn định sức sống và chức năng của hệ thần kinh, giúp cho gan giải độc tốt các chất dư thừa có hại.
B2 tham gia bảo vệ các tế bào biểu bì da, niêm mạc các cơ quan đường hô hấp, tiêu hóa không bị tổn thương.
B2 có tác dụng chống dị ứng và sự quá kích khác.
3. Nguyên nhân thiếu B2
B2 rất dễ bị phân hủy dưới tác dụng lý hóa như ánh sáng trực tiếp của mặt trời, các chấy oxy hóa khử mạnh. Vì thế gà thiếu B2 chủ yếu hoặc là do trong cám hàm lượng B2 quá thấp hoặc cám để quá lâu và B2 đã bị phân hủy dưới ánh sáng mặt trời hoặc do một số chất bổ sung trong thức ăn .
4. Triệu chứng bệnh thiếu B2.
Ở gà con.
Ngay lúc mới nở ra một số gà rất ít lông tơ, thậm chí trọc lóc, các ngón chân co quắp lại.
Sau 10 ngày tuổi gà bỗng nhiên chậm lớn, lông xù, da chân, mỏ kém vàng óng và trở nên khô quắt, đôi khi bị tiêu chảy thất thường.
Nếu bệnh nặng sau 2 – 3 tuần tuổi thấy nhiều gà hay ngồi với tư thế chụm các ngón chân hoặc đi bằng cả hai đầu gối, vì thế gối sưng to, da đầu gối bị dầy cộp lên, có một số trường hợp có vết xước.
Nếu không can thiệp bệnh nặng lên và gà bị liệt không kiếm được thức ăn, nước uống và chết vì đói hoặc khát hoặc bị bệnh thứ phát.
Ở gà đẻ
Da chân, mỏ, mất đi độ bóng, chân khô, mào tụt và thiếu máu. Gà phát dục chậm.
Lòng đỏ ít và mất màu vàng đỏ thẩm thay vào đó là lòng đỏ nhợt nhạt, lõang, dễ dập rách.
Tỷ lệ đẻ giảm, tỷ lệ ấp nở thấp do chết phôi và tỷ lệ phôi thấp. Một số gà nở ra thiếu lông tơ, ngón chân co quắp lại.
5. Mổ khám bệnh tích.
Rất khó để quan sát được các bệnh tích điển hình ngoài viêm ruột Cata thi thoảng kèm theo một vài điểm xuất huyết. Nếu chú ý thật kỹ mới thấy thần kinh đùi, nách, cánh bị phù nề và mềm nhũn (viêm dây thân kinh ngoại biên). Gan có màu nhạt, mềm kèm theo xuất huyết dưới màng gan.
6. Chẩn đoán.
Tùy các triệu chứng bệnh phụ thuộc rất nhiều vào mức độ và thời gian kéo dài thiếu B2 nhưng bệnh thiếu Vitamin B2 vẫn dễ dàng nhận biết được qua các triệu chứng lâm sàng.
Trường hợp nhẹ không điển hình cần xét nghiệm vi thể dây thần kinh hông, cánh sẽ thấy thoái hóa vỏ Myelin hoặc bổ sung B2 vừa với mục đích chẩn đoán.
Cần phân tích hàm lượng B2 trong thức ăn để có cơ sở kết luận tình trạng bệnh.
7. Điều trị bệnh thiếu B2.
Nhu cầu B2 trong thức ăn hàng ngày ở gia cầm như sau:
Gà con và gà Tây: 0,006 – 0,008g/1kg thức ăn. Tức là 6 – 8mg/1kg thức ăn.
Gà đẻ, gà giò, gà thịt là 0,006g/1kg thức ăn – Tức 6mg/1kg thức ăn.
Ngan, vịt: 0,003 – 0,004g/1kg thức ăn, tức là 3 – 4 mg/1kg thức ăn.
Thấp hơn hàm lượng trên thì gà sẽ bị thiếu Vitamin B2. Khi thiếu B2 cần lập tức phải cung cấp ngay B2 cho gà.
Nếu gà lớn có thể tiêm 2 – 5mg/1kg trọng lượng /1lần/ngày x 10ngày.
Nếu gà đẻ hoặc gà con hoặc gà với số lượng lớn thì cho ăn hoặc cho uống 8mg – 10mg thậm chí 10 – 12mg/1kg thức ăn hoặc 10 – 12mg/1 lít nước/1 ngày và dùng liên tục 3 – 4 tuần bệnh sẽ khỏi.
8. Phòng bệnh thiếu B2.
Để không xảy ra thiếu B2 ta nên căn cứ vào nhu cầu của gà để bổ sung cho đủ khối lượng B2 trong thức ăn hoặc pha nước uống (phần đầu của phần điều trị).
Các loài thuốc cần dùng bổ sung là:
T.stimulan – DN Năm Thái.
B. Complex – Công ty CP thuốc thú y TW I.
Vinamix 200 – Công ty Cp thuốc thú y TW I.
Mix con – DN Năm Thái.
Mix đẻ DN Năm Thái.
Stress Bran – Công ty CP thuốc thú y TW I.
Bcomplex – THV công ty TNHH Thịnh Vượng.
Liều dùng: 1gam/1lít nước và dùng liên tục 4 – 5 ngày đầu sẽ tránh được sự thiếu hụt Vitamin B2 giúp cho gà chóng lớn, đẻ nhiều, tỷ lệ ấp nở cao |