1. Đặc điểm bệnh.
Vitamin B5 còn có tên là: Vitamin N, Vitamin PP hay Acid Nieotinie. Thiếu Vitamin B5 (PP) gây ra hiện tượng bệnh gọi là Avitaminosis B5 hay Avitaminosis N hay Avitaminosis PP hay còn gọi Nicotinic acid deficiency với các biểu hiện đặc trưng: trọc mép, lở loét vòm miệng, sưng khớp, ăn kém, viêm ruột tiêu chảy và lông mọc chậm.
2. Vai trò của Vitamin B5.
Vitamin B5 (Vitamin N, Vitamin PP…) trong cơ thể cùng với Adenin, Ribosa, axít phốtphoric tạo ra Coenzim I và Coenzim II tham gia vào rất nhiều phản ứng oxy hóa khử các chất đường, đạm..
Vitamin B5 tăng nhu động của giáp trạng, củng cố chức năng tích lũy đường trong gan, giúp gan đào thải chất độc.
Tăng chức năng tạo máu và làm máu đông nhanh hơn.
Kích thích sinh trưởng và phát triển (tăng từ 6 – 12%).
3. Nguyên nhân thiếu Vitamin B5 (PP, N).
Vitamin B5 được tổng hợp trong đường ruột và hấp thu qua lông mao ruột để vào máu.
- Cơ chế tự tổng hợp như sau:
Thức ăn sau khi được phân hủy ở ruột chứa rất nhiều chất khác nhau trong đó có Triptophan, Pyridoxin (B6) và Vitamin E. Chúng liên kết với nhau tạo thành acid Nicotinic tức là Vitamin B5 (PP, N).
Tritophan là axit amin không thay thế được tách ra sau khi đạm (Protein) được phân hủy. Nếu thức ăn nghèo đạm tức là nguồn tạo ra Triptophan ít thì sẽ dẫn đến thiếu Vitamin PP (Vitamin N hay Vitamin B5).
Nếu thức ăn giàu đạm quá (tức là Protein cao quá) sẽ dẫn đến dư thừa Viatmin B5 (PP, N) gây nôn ọe, hạ huyết áp và nhiễm độc axit Nicotinic (tức là Vitamin B5, Vitamin PP hay Vitamin N).
Tóm lại nguyên nhân dẫn đến thiếu Vitamin B5 chủ yếu do thức ăn nghèo đạm hoặc do thiếu B6 và thiếu Vitamin E hoặc do viêm ruột làm cho khả năng tổng hợp và hấp thụ B5 kém.
4. Triệu chứng lâm sàng.
Các triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào mức độ thiếu và thời gian thiếu B5 (PP, N).
Gà con chậm lớn, xơ xác
Một số gà bị tróc mép, viêm loét vòm miệng.
Một số khác khớp gối to hơn bình thường, gà đi không chắc, cơ đùi kém phát triển.
5. Mổ khám bệnh tích:
Vòm miệng loét, lưỡi viêm loét có màu thâm, da đầu gối dầy, sụn gối to quá cỡ.
6. Chẩn đoán bệnh thiếu Vitamin B5 (PP, N).
Dựa trên các biểu hiện lâm sàng: Còi cọc, chậm lớn, tróc mép, đầu gối to,… hoặc bổ sung Vitamin PP để vừa chữa vừa chẩn đoán.
7. Chẩn đoán phân biệt.
Tróc mép viêm vòm miệng phải phân biệt với bệnh đậu gà: bệnh đậu gà thể bạch hầu cũng có các nốt đậu tạo màng giả trắng vùng hầu và trong đàn có những gà khác bệnh đậu phát triển ở ngoài da mào, yếm, da chân,… nhưng bệnh đậu không có triệu chứng gối sưng to …
Gối to cần phân biệt với các bệnh viêm khớp do hen gà (CRD), do tụ cầu khuẩn, tụ huyết trùng thể mãn, …
+ Bệnh CRD kèm theo các triệu chứng điển hình ho hen
+ Bệnh viêm khớp do tụ cầu khuẩn có dịch mủ vàng xanh ở khớp.
Bệnh tụ huyết trùng thể mãn có mào thâm đen, ỉa chảy lẫn máu, bao tim tích nước vàng, gan bị hoại tử, viêm ruột xuất huyết tập trung ở đoạn tá tràng.
+ Bệnh run rẩy do Reovirut (Hội chứng còi cọc) có tính lây lan nhanh, chân lùn,niêm mạc ruột bị viêm có màu nâu, đầu cơ đùi bị viêm hoại tử màu trắng, tủy xương nhợt nhạt,…
8. Điều trị bệnh thiếu Vitamin B5 (PP, N)
Khẩn trương cân đối thức ăn đủ đạm cho gà theo lứa tuổi.
Bổ sung thêm Vitamin PP (B5, N) trong thức ăn hoặc nước uống 0,05gr/kg TA hoặc trong 1 lít nước uống (tức 50mg Vitamin B5/kg TA hoặc trong 1 lít nước).
Các Premix Vitamin chất lượng cao chứa đủ B5 là:
+ T. Stimulan – DNTN Năm Thái
+ Mix con – DNTN Năm Thái
+ Mix đẻ – DNTN Năm Thái
+ Vinamix 200 – Công ty CP thuốc thú y TWI
+ B complex – THV của Công ty TNHH Thịnh Vượng
+ Stress Bran – Công ty CP thuốc thú y TWI
Dùng 1 trong các loại thuốc trên pha nước uống 1gr/1lít nước dùng liên tục trong 4 tuần đầu nhằm tăng năng suất vật nuôi, chống được nhiều loại bệnh |