Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bệnh thiếu Vitamin D ở gia cầm và thủy cầm (Avitaminosis D). Cách nhận biết, phương pháp phòng trị?

1. Đặc điểm bệnh:

Bệnh do thiếu vitamin D có những biểu hiện độc lập hoặc kết hợp với thiếu hoặc mất cân bằng giữa canxi và phốtpho qua các triệu trứng điển hình: còi xương, loãng xương (dễ gẫy), bại chân, bại cánh, gà đẻ mệt mỏi, vỏ trứng mềm hoặc sần sùi…nhìn chung trong đàn có nhiều gà còi, dị hình, chậm lớn, thỉnh thoảng có con bại chân, khoèo và xấu xí…

Vai trò của Vitamin D trong cơ thể gà, vịt, ngan, cút.

Vitamin D gồm 2 loại là D2 và D3, chúng đều là các vitamin dễ tan trong dầu động thực vật.

Vitamin D2 có tên gọi là Calciferol hoặc ergocalciferol.

Vitamin D3 còn gọi là Cholecalciferol chiết xuất từ dầu cá dưới tác dụng của tia cực tím.

Về tính chất và vai trò tác dụng D2 và D3 hoàn toàn giống nhau nhưng D3 mạnh hơn và phỗ biến hơn.

Vitamin D hấp thụ chậm trong đường ruột. Khi sử dụng các chế phẩm với khối lượng dư thừa canxi sẽ cản trở quá trình trao đổi và hấp thu Vitamin D.

Trong cơ thể Vitamin D tích tụ chủ yếu trong gan, tuyến thượng thận, lạch, thận và phổi. Dưới tác dụng của các hợp chất canxi và phốtpho Vitamin D bị ion hóa và nhờ đó Vitamin D tích tụ được trong xương.

Vitamin D tham gia trực tiếp quá trình trao đổi Ca, P thông qua men photphotasa kiềm. Tăng quá trình thở và trao đổi ở mức độ phân tử tế bào, tăng cường chức năng gan và đường tiêu hóa.

Vitamin D có tác dụng chống dị ứng, vai trò tác dụng của vitamin D trong nhiều trường hợp gần với Cortizon, Keraton….

Đối với gà vitamin D3 có hoạt lực tác dụng mạnh hơn D2 khoảng 30 lần, nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố giống, dòng, màu lông, màu da, thời tiết khí hậu (ánh sáng) và khẩu phần ăn của gà.

Do Vitamin D trực tiếp điều chỉnh quá trình trao đổi canxi và phốtpho, cho nên trong thức ăn phải giữ đúng nguyên tắc tỷ lệ hàm lượng canxi: phốtpho (2:1) nhằm tránh những rối loạn trao đổi khác mà Vitamin tham gia.

Nếu dùng quá liều Vitamin D sẽ gây ra một loạt những hậu quả xấu như: Tăng canxi huyết, tích tụ các muối của canxi lên thành mạch gây cứng mạch, giảm sự ngon miệng, buồn nôn, trong nước tiểu có hàm lượng albumin và các tế bào trụ cao….

Các hậu quả xấu do dùng Vitamin D liều cao có thể được dỡ bỏ khi chúng ta dùng Vitamin A kết hợp với Vitamin D hoặc khi ngộ độc thì dùng Vitamin A để chữa.

Nguyên nhân thiếu Vitamin D.

Mất cân bằng tỷ lệ giữa canxi và phốtpho trong thức ăn làm tiêu hao D3.

Thành phần thức ăn thiếu Vitamin D, đối với gà Vitamin D lại càng cần thiết, ánh sáng  mặt trời giúp cho gà tự tổng hợp được Vitamin D từ vitamin D2.

Trong thức ăn chứa nhiều hợp chất có lưu huỳnh (S) và lưu huỳnh sẽ phân giải làm biến chất vitamin D dẫn đến cơ thể thiếu vitamin D3.

4. Triệu chứng bệnh thiếu vitamin D ở gà, vit, ngan, cút.

4.1 Bệnh do thiếu vitamin D ở gà, vit, ngan, cút, và gà giò

Bệnh xuất hiện sau 10-15 ngày. Nếu trong thức ăn thiếu Vitamin D, thiếu ánh sáng trực tiếp của mặt trời…

Có một số gà đi lại không vững và bắt đầu bại liệt chân, các biểu hiện dị hình ngón chân, đầu gối, ống chân và mỏ bị vặn vẹo, tốc độ lớn cứng lại.

Gà ăn kém, lông xù, lười vận động. Chúng hay nằm hoặc ngồi  bằng 2 đầu gối sưng, đôi khi có vết xước.

Nếu tình trạng thiếu vitamin D kéo dài, bệnh sẽ trở nên trầm trọng: số gà mắc bệnh cao, nhiều dị tật trở thành cố định như vẹo mỏ, sưng ống, chân cong, khoèo, các ngón chân phát triển bất bình thường.

4.2 Bệnh do thiếu vitamin D ở gà, vịt, ngan, cút đẻ.

Năng suất trứng lúc đầu vẫn bình thường, sau khi thấy vỏ trứng mỏng, dễ vỡ đến lúc có nhiều trứng non thì năng suất giảm rõ rệt.

Gà thiếu linh hoạt, ăn kém với cảm giác không ngon miệng, không háu ăn…

Xương giòn dễ gãy cánh, gãy chân. Móng cựa chân dài quá mức bình thường. Xương ức cong vẹo về phía trước.

5. Bệnh tích gia cầm thiếu vitamin D.

Bệnh tích tập trung ở hệ xương là chủ yếu:

Xương ống xương sườn, xương cánh giòn, mềm dễ gãy, dễ cắt.

Xương sườn bị cong vênh tại điểm nối với cột sống.

Mấu xương chày, xương đùi sùi to biến dạng.

Ngoài các bệnh tích ở hệ xương còn có một vài bệnh tích thuộc hệ tiêu hóa như tuyến phó giáp trạng sưng to, niêm mạc ruột sần sùi, gan nhỏ hơn, thẫm và cứng hơn so với bìn thường.

Chẩn đoán bệnh thiếu vitamin D.

Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng: có nhiều gà còi, khoèo, yếu chân, bại liệt chân. Mỏ và chân phát triển không bình thường với những dị tật cong vẹo, ống xương chân có thể dài ra hoặc ngắn lại, nhưng rất mềm giòn dễ gẫy và bị cong.

Căn cứ vào bệnh tích mổ khám các biến đổi vẫn tập trung ở hệ xương.

Bổ sung vitamin D, cần đối tỷ lệ canxi 2 phôtpho 1 (2:1) để vừa điều trị vừa chẩn đoán nếu cần thiết thì phân tích thành phần thức ăn xác định hàm lượng vitamin D, Ca, P.

7. Điều trị bệnh thiếu Vitamin D

Nhu cầu bình thường Vitamin D/ngày đêm là:

Với gà, vịt, ngan, cút con: 30-40UI/1kg thể trọng hay 600-1000UI/1kg thức ăn/ngày.

Đối với gà, vịt, ngan, gà tây, cút giò và đẻ: 80-160UI/1kg thức ăn cho một ngày đêm.

Khi bệnh xảy ra tùy thuộc vào mức độ bệnh ta tiến hành chữa bằng một số phương pháp sau:

Nếu cấp tính và ở gà giò, gà đẻ ta dùng các chế phẫm AD3E hoặc D3 để tiêm bắp.

Lần 1 phải tiêm đủ 3300UI/kg P và lặp lại 2 lần nữa cách nhau 4 - 7 ngày.

Ở gà con vì quá nhỏ không tiêm được ta phải bổ sung trong thức ăn gấp 23 lần nhu cầu bình thường và kéo dài 7-10 ngày, sau đó giảm dần xuống liều phòng theo đúng nhu cầu bình thường như đã nói trên.

8. Phòng bệnh thiếu Vitamin D.

Gà, ngan, vịt, cút mới nở ra cần cung cấp 1 hợp chất thuốc ngay trong ngày đầu với những mục đích lớn như sau:

Tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể ngay từ khi mới ra đời.

Loại trừ các bệnh truyền qua phôi như: Bạch lỵ, CRD…

Trị các bệnh sơ nhiễm từ lò ấp, từ chuồng trại, dụng cụ thiết bị y tế và thức ăn nước uống…

Chống stress và kích thích sinh trưởng…

Cách 1: lấy 10gam Colivit pha với 50ml nước (1 chén trà to) đun sôi để nguội xuống 400C, sau đó đổ thêm 10ml dầu cá hoặc 15ml vitamin ADE. Bcomplex quấy thật đều rồi nhỏ miệng cho mỗi con gà, vịt, ngan con mới nở, mỗi con 2-3 giọt 1 lần duy nhất (khối lượng thuốc trên dùng đủ cho 1000 gà, vịt, ngan 1 ngày tuổi).

Cách2: Dùng T.Avimincin hoặc TIC thay cho T.Colivit: liều lượng và cách làm hoàn toàn giống như cách 1.

Hai ngày sau phải tiếp tục dùng thuốc như sau; dùng T.Colivit hoặc T.Avimicin (một gói 10gam) kết hợp với một gói Tylosin 98%10 gam pha vào 2,5-3lít nước ấm 37-400C cho 1000 gà 23 ngày tuỗi uống.

Trong thức ăn của gà, vịt, ngan phải có đủ 1000-1500UI Vitamin D/1kg thức ăn và kéo dài liên tục trong suốt quá trình nuôi.

Nếu làm đúng như chỉ dẫn trên đàn gà, vịt, ngan con sẽ rất khỏe mạnh, chống được bệnh truyền qua phôi và các bệnh sơ nhiễm như: Bạch lỵ, E.Coli, CRD… và chúng có đà phát triển rất tốt.

Các loại kháng sinh phù hợp cho gà 1 ngày tuổi ngoài những loại đã nêu trên còn có: T.UMGIACA, Colivinavet, Neoesol, Trị khẹc vịt…

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình