Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Bệnh thiếu Vitamin E. Cách nhận biết và phương pháp phòng trị?
1. Đặc điễm thiếu vitamin E.

Thiếu vitamin E rất hay gặp trong chăn nuôi gà tập trung với các biểu hiện khá điển hình;

Thần kinh (co giật, đi vòng quanh, ngoẹo đầu).

Phù nề phần đầu cỗ (tích nước dưới da cỗ đầu).

Giảm sức đề kháng.

Gà con chậm lớn, gà đẻ không đều, giảm sản lượng trứng.

Tỷ lệ ấp, nở thấp.

Gà con nở ra yếu.

2. Vai trò Vitamin E đối với gia cầm, gia thủy.

Vitamin E còn có tên gọi khác như: Tocoferol và được dùng rộng rãi dưới dang muối tocoforol acetate. Đây là vitamin dạng dầu không tan trong nước. Trong cơ thể vitamin E được hấp thụ chủ yếu qua thành ruột sau khi tocofeol đươc thủy phân thành thể rượu. Quá trình hấp thu sẽ bị ảnh hưởng hoặc bị cản trở bởi sự có mặt của các axít béo (mỡ), vì thế, nếu trong thức ăn chứa quá nhiều bột cá, dầu thực vật hoặc dầu động vật hoăc việc dùng quá nhiều các loại sulfamid nhất là Sulfaguanidin và thiếu Chonlin sẽ dẫn đến việc hấp thụ Vitamin E yếu kém và đương nhiên làm cho cơ thể thiếu vitamin E.

Trong cơ thể Vitamin E tham gia vào nhiều quá trình ôxy hóa khử (trao đổi chất), là thành phần trưc tiếp các loại men hệ hô hấp.

Vai trò chủ yếu của Vitamin E là Cofactor của men NAD oxydase và cussinate oxydase giúp phục hồi chức năng tế bào cơ, tủy xương, thần kinh, mạch máu và mô mỡ.

Vitamin E kích thích phần đầu tuyến yên (hypophyse) tạo ra các hoóc môn sinh sản như: Gonadotropin, Thyreotropin và AKTH…để điều tiết hoạt động các tuyến dưới thuộc hệ sinh sản giữ và tăng năng suất vật nuôi.

Với vai trò Autioxydant – giải độc, vitamin E loại bỏ quá trình hình thành chất độc trong cơ thể và đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Một mặt bản thân Vitamin E giữ cho khả năng làm việc các cơ bắp, mặt, da không bị thoái hóa. Vitamin E giúp cho lòng đỏ trứng có màu vàng đỏ tươi và cân bằng tích lũy Vitamin A trong trứng, gan…

Tỷ lệ thích hợp nhất giữa viatmin A và vitamin E là (1:0,0010,0020,003) hay 1000UI vitamin A/123UI vitamin E.

Nếu tỷ lệ đó bị phá vỡ hoặc mất cân bằng sẽ dẫn đến sự thiếu hụt cả vitamin A lẫn Vitamin E trong cơ thể.

Tác dụng của vitamin E còn rất lớn, nó trực tiếp điều chỉnh quá trình tổng hợp ADN trong cơ và tủy xương, tham gia trực tiếp cấu tạo các axit nueleic để tổng hợp nên các axit amin đạm rất cần cho mọi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cơ thể: Tăng trọng đối với gia súc non, tăng năng suất và chất lượng đối với gia súc chữa đẻ…, tăng khả năng kháng bệnh, chống mệt mỏi, giải độc cho cơ thể…

Nguyên nhân thiếu vitamin E

Do không nắm chắc tỷ lệ cần thiết có tính chất bắt buộc giữa vitamin A và E trong thức ăn.

Do bổ sung vitamin E thiếu trong khẩu phần ăn hoặc khi pha trộn không đều.

Do trong thức ăn bổ sung quá nhiều bột cá, dầu động thực vật làm ngăn cản quá trình hấp thu vitamin E.

Do một số chất bảo quản thức ăn như: acid propionic phá hủy viatmin E, hoặc thiếu selen và một số axit amin không thay thế khác như: Methionin, lyzin trong đó có lưu huỳnh (S) buộc vitamin E phải tham gia trực tiếp tổng hợp nên các axit amin và từ đó dẫn đến thiếu vitamin E.

Vitamin E sẽ thiếu nếu trong thức ăn có quá nhiều chất độc, độc tố mà Vitamin E phải trực tiếp tham gia phân hủy và giải độc…

Triệu chứng lâm sàng bênh do thiếu vitamin E.

4.1. Đối với gia cầm non và giò.

Chậm lớn, tích nước (phù nề) vùng cổ đầu.

Đầu bị ngoẹo ra các phía hoặc sang ngang bên trái, phải hoặc lên lưng hoặc phía dưới bụng.

Rối loạn vận động, khi xua đuổi có con đi dật lùi, hoặc khuỵu chân đầu gối chúi xuống đất, các ngón co quắp lại.

Gà còi, thiếu máu, xơ xác, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

4.2. Đối với gia cầm đẻ.

 Khả năng kháng bệnh giảm.

 Năng suất giảm, gà đẻ không đều, lòng đỏ nhạt.

 Trứng ấp bị chết phôi vào ngày thứ 4 – 6.

 Con đực bị thoái hóa tinh hoàn, giảm khả năng đạp mái và chất lượng tinh trùng kém, không được cho thụ tinh nhân tạo.

5. Mổ khám bệnh tích thiếu Vitamin E.

 Dưới vùng da cổ và đầu có dịch nhớt màu hồng hoặc phớt xanh.

 Xuất huyết cơ và mô mỡ. Riêng cơ ngực và đùi thỉnh thoảng có các cơ sợi màu sáng trắng do bị thoái hóa.

 Bao tim có thể bị phù nề và trên bề mặt não có những điểm hoại tử màu nâu.

 Nếu làm tiêu bản vi thể ta thấy các biến đổi tập trung trong các tế bào thần kinh và cơ. Tế bào thần kinh bị thoái hóa. Nhân tế bào có hình tam giác và nguyên sinh chất chứa đầy huyết sắc tố là bệnh tích điển hình của bệnh do thiếu Vitamin E. Sợi cơ bị phù nề, bị thoái hóa mất đi cấu trúc bình thường của tế bào cơ vân.

6. Chẩn đoán bệnh thiếu Vitamin E.

 Bệnh thiếu Vitamin E dễ dàng được chẩn đoán trên cơ sở của các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích mổ khám.

 Nếu khó khăn ta có thể tiến hành làm tiêu bản vi thể xét nghiệm tế bào thần kinh và cơ vân.

 Ngoài ra chúng ta có thể dùng Vitamin E với 2 mục đích vừa điều trị vừa chẩn đoán bệnh.

7. Chẩn đoán phân biệt.

Bệnh do thiếu Vitamin E là bệnh không truyền nhiễm nhưng cần phân biệt với 1 số bệnh truyền nhiễm như:

A/. Bệnh sưng phù đầu gà còn gọi là sổ mũi truyền nhiễm.

Bệnh thiếu Vitamin E không lây lan, không có triệu chứng chảy nước mắt, nước mũi, không bị thối mắt, mùi thở ra bình thường không thối như bệnh sổ mũi truyền nhiễm.

B/. Bệnh gà rù (Newcastle)

Bệnh thiếu Vitamin E cũng có các biểu hiện thần kinh giống như bệnh gà rù. Song bệnh thiếu Vitamin E không có viêm ruột xuất huyết, không thấy xuất ở van hồi manh tràng, niêm mạc hậu môn và tiền mề (dạ dày tuyến).

C. Bệnh thiếu Vitamin B2.

Bệnh thiếu Vitamin E có các biểu hiện thần kinh, co quắp các ngón chân giống như bệnh thiếu Vitamin B2 song không có thoái hóa cơ, xuất huyết mỡ và tích nước dưới da cổ, đầu. Khi làm tiêu bản vi thể bệnh thiếu B2 chỉ có bệnh tích ở dây thần kinh hông và cánh và không có biến đổi ở não như thiếu Viatamin E.

8. Điều trị bệnh thiếu Vitamin E.

Vitamin E dùng điều trị các bệnh: thoái hóa cơ bắp (cơ trắng)

Phù thũng dưới da (tích dịch thẩm xuất dưới da).

Thoái hóa cơ tim, suy tim…

Chống sẩy thai sớm, đẻ trứng non và lòng đỏ nhạt.

Chữa các bệnh dị ứng ngoài da, viêm thủy tinh thể mắt.

Tăng cường sức lực, tăng trọng, phát triển cho cơ thể, tăng năng suất vật nuôi.

Giúp hấp thụ Vitamin A.

Nhu cầu Vitamin E đối với cơ thể gia cầm cho 1 ngày đêm.

Đối với gà đẻ và gà làm giống: 0.3 – 0.4 gam/1kg thức ăn hay 300 – 400mg/kg TA

Đối với gà nuôi thịt: 0.025 – 0.035gam/1kg thức ăn hay 25 – 30mg/kg TA

Đối với gà con: 0.03 – 0.04 gam/1kg thức ăn hay 30 – 40mg/kg TA

Đối với gà tây, ngan, vịt: 0.035 – 0.045 gam/1kg thức ăn hay 35 45mg/kg TA

Nếu bệnh xảy ra liều dùng cho ăn hoặc uống phải cao gấp 3 – 4 lần nhu cầu bình thường. Nếu dùng các chế phẩm chỉ có Vitamin E thì nên tiêm bắp với liều gấp 2 -3lần/1 ngày và liên tục 5 – 7 ngày.

Các chế phẩm chứa Vitamin E với các tên khác nhau như sau:

Vitamin E Hydrovit.                                       Trivitamin…

Vitamin E Hydrosol.                                      Vitamin AD3E.

Vitamin E – Perle.                                         Selen E Sol.

Vitamin AE.                                                               Seled.

Ovotonicum.

Quy trình phòng bệnh bằng vaccin cho gà thịt nuôi tập trung

Ngày tuổi

Đối với gà thịt nuôi

1 ngày

Nếu gà nuôi đến 60 ngày tuổi thì không nhất thiết phải dùng vaccin, nếu quá 60 ngày thì phải tiêm vaccin kháng Marek vaccin HVTFC126 hoặc HVT FC126 + CVI 988.

2 ngày

Nhỏ mắt, mũi, mồm vaccin nhược độc 228E, Gumboro A, B, D78 chống Gumboro

3 ngày

Nhỏ mắt, mũi, mồm vaccin Lasota lần 1 chống Newcastle hoặc ND + IB chống Niucastle + viêm phế quản truyền nhiễm

7 ngày

Chủng đậu, cho uống vaccin chống cấu trùng

7 - 14 ngày

Cho uống vaccin nhược độc lần 2 chống Gumboro (228E, Gumboro A, D78)

14 - 21 ngày

Cho uống vaccin nhược độc 228E, Gumboro A, D78 lần 3 chống Gumboro (nếu thấy cần thiết).

18 ngày

Cho uống vaccin Lasota lần 2 chống Newcastle hoặc ND + IB chống Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm.

19 - 20 ngày

Tiêm bắp hoặc dưới da vaccin Gallimune chống hen gà

21 ngày

Tiêm bắp hoặc dưới da vaccin Avian Reovirut chống còi cọc

35 – 40 ngày

Tiêm dưới da vaccin H1 chống Newcastle

 

Quy trình phòng bệnh bằng vaccin cho gà đẻ và làm giống nuôi tập trung

Ngày tuổi

Đối với gà đẻ và làm giống

1 ngày

Tiêm bắp, phòng vaccin HVT – FC126 hoặc HVT FC126 + CVI 988, chống Marek

2 ngày

Nhỏ mắt, mũi, mồm vaccin Lasota lần 1 chống Newcastle hoặc ND + IB chống Niucastle + viêm phế quản truyền nhiễm

7 ngày

Chủng đậu, cho uống vaccin chống cấu trùng

7 – 14 ngày

Cho uống vacxin nhược độc lần 2 chống Gumboro (228E, Gumboro A, D78)

14 – 21 ngày

Cho uống vacxin nhược độc 228E, Gumboro A, D78 lần 3 chống Gumboro (nếu thấy cần thiết)

18 ngày

Cho uống vaccin Lasota lần 2 chống Newcastle hoặc ND + IB chống Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm.

19 – 20 ngày

Tiêm bắp hoặc dưới da vaccin Gallimune chống hen gà

21 ngày

Tiêm bắp hoặc dưới da vaccin Avian Reovirut chống còi cọc

35 – 40 ngày

Tiêm dưới da vaccin H1 chống Newcastle

150 – 180 ngày

Tiêm dưới da vacxin đa giá vô hoạt chống các bệnh Gumboro, Newcastle, viêm thanh khí quản, hội chứng giảm đẻ, hội chứng phù đầu, hội chứng gà còi cọc bằng một trong những vacxin sau đây:

- Nobivac + Reo + IB.G + ND                       Hà Lan

- Nobivac + IB + ND – EDS                          Hà Lan

- Talovac 305                                                  Đức

- Talovac 403                                                  Đức

- Talovac 404                                                  Đức

- ND-IB-IBD-EDS K.BIe                               Canada

- OVO4                                                            Pháp

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình