Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Vì sao trâu bò phải nhai lại?

Trước đây rất lâu, một số động vật không thể tự bảo vệ được mình trước sự tấn công của kẻ thù. Để sinh tồn, những động vật này đã có một phương thức ăn đặc biệt. Khi điều kiện cho phép, chúng vội vội vàng vàng gặm thức ăn, nhanh qua loa rồi tống vào trong bụng, sau đó lại chạy đi, nấp kín. Sau khi đã nằm yên ổn ở chỗ nấp, chúng mới thong thả nhai kỹ thức ăn!

Các động vật nhai lại ngày nay gồm: trâu bò, cừu, dê, lạc đà, hươu và linh dương… Có thể nói phần lớn những động vật có vú có ích nhất cho con người đều là loài nhai lại.

Vì sao những động vật này có thể nhai lại được? Dạ dày của động vật nhai lại hết sức phức tạp, chia làm bốn bộ phận, có chức năng khác nhau: Dạ dày có cục bứu, dạ dày tổ ong, dạ dày có các lá (ba bộ phận này là do thực quản phát triển thành) và dạ dày có nếp gấp (là bản thể dạ dày).

Các thức ăn chất sợi ngấm nhiều nước bọt đầu tiên đi vào bộ phận lớn nhất là dạ dày có cục bướu, ở dây chúng trở nên mềm và ướt, đồng thời dưới tác dụng của các sinh vật chúng bắt đầu sự lên men và phân rã. Thức ăn cũng có thể đi vào dạ dày tổ ong. Những động vật nhai lại sau khi ăn thường tìm một chỗ yên tĩnh nằm xuống hoặc nghỉ ngơi một lát. Lúc này thức ăn thô ở trong dạ dày có cục bướu và dạ dày tổ ong sẽ kích thích thành dạ dày, gây ra phản xạ trớ thức ăn ra. Thức ăn thô bị nôn trở ngược lên thực quản và miệng, được nhai lại rồi mới vào dạ dày có cục bướu, dạ dày tổ ong, dạ dày có các lá tới dạ dày có nếp gấp.

Dạ dày có nếp gấp có các tuyến tiêu hoá, tiết ra dịch để tiêu hoá thức ăn. Lạc đà có chỗ không giống với các động vật nhai lại khác: nó không có dạ dày thứ 3 – dạ dày có các lá.

Hàm trên của trâu bò không có răng cửa, mà lợi biến thành một khối thịt thô cứng. Khi trâu bò ăn cỏ, khối thịt này hỗ trợ ép cỏ xuống bên hàm răng cửa dưới. Cho nên trong khi ăn, trâu bò cứ ngúc ngắc đầu sang hai bên giống như nhai đứt cỏ ra vậy

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình