Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Phải chăng cây trường xuân có chất độc?

Không chỉ riêng loài người mà ngay cả loài thú cũng biết cách tránh né kẻ thù hoặc tự vệ một cách hữu hiệu trước sự tấn công của kẻ thù. Chắc ta không ngờ rằng loài thực vật cũng có những nhu cầu về khả năng như vậy để sinh tồn. Một trong những phương thức phòng thủ tự nhiên của thực vật là chất độc khiến cho bất cứ giống vật gì ăn nó – thậm chí chỉ đụng vào nó – cũng bị hại.

Một trong hnững thứ cây độc thường thấy nhất ở Hoa Kỳ là cây trường xuân, một thứ cây leo. Đụng vào nó là bị ngứa và bị sưng lên (viêm). Có điều lạ là không phải bất cứ ai đụng vào nó cũng đều bị như vậy.

Cây trường xuân độc mọc hoang trên khắp Hoa Kỳ, từ Đông sang Tây, từ bang Texas cho đến phí đông bang KansasMinnesota. Nó bò leo lên những thân cây cao, leo lên những bụi cây ven đường, thậm chí mọc cả trên cát, nơi mà hầu hết các thứ thảo mộc khác không sống nổi. Đôi khi cây trường xuân cũng mọc thành bụi cây. Ngay trong những ngày hè khô hạn, lá của thứ cây leo này vẫn xanh bóng. Sang mùa thu, lá này biến thành đỏ tía. Chất độc trong loại cây leo này là một loại dầu có tên là “toxicodendrol” (độc thảo mộc). Chất này được chứa trong mọi cơ phận của cây, chứ không chỉ ở lá. Đó là lý do tại sao cây trường xuân độc tươi tốt quanh năm.

Một điều lạ khác nữa là cứ trung bình năm người thì có một người “miễn nhiễm” với chất độc của loài cây leo này. Nhiều người cho rằng chất nhựa độc của nó làm cho da ngứa, sưng rộp lên, khi các vết rộp này bị vỡ, nước trong các vết rộp lan ra đến đâu là chất độc lan ra đến đó trên thân thể. Nhưng đâu phải vậy. Hiện tượng lan này là hậu quả của chất độc phát tác ở những nơi khác trên thân thể mà thôi

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình