Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Các loại cỏ dại đã được gieo rắc như thế nào?

Ít có cái gì nhiều chuyện lôi thôi, rắc rối như cỏ dại. Khi “nhà vườn” gieo trồng một loại hạt giống nào đó và mong có thu hoạch từ loại giống đó thì tất cả những gì khác mọc chen vào (mà họ không cố ý gieo) đều bị họ gọi là “cỏ dại”.

Về cơ bản mà nói, cỏ dại là loại thảo môc có hại. Có loại có hại (độc) cho gia súc và làm ô nhiễm nước. Có loại thì sống leo, bám vào cây khác hoặc “làm mồi” cho sâu bọ hoặc mang mầm bệnh cho cây cối.

Cỏ dại mọc lan ra bằng nhiều cách. Hạt giống cỏ dại được đem từ nơi này đến nơi khác qua các hạt bụi, không khí hoặc do chính các loại cỏ (cho súc vật ăn) hoặc trong các rưới rưới, phân bón… Nhưng hầu hết các loại cỏ dại lan ra được là do sự bất cẩn hay nói đúng ra là do sự ẩu tả của con người. Bởi vì cỏ dại cũng có quy luật phát sinh và phát triển riêng của nó. Những loại “cỏ dại” chẳng hạn như “phiên lộ” (pimpernel), “cỏ nút” (knotgrass), “tơ hồng” (dodder), “kim tượng”,…đã tạo ra hạt giống với số lượng nhiều đến nổi dù có làm cách gì cũng không giết chết chúng được nên vẫn còn một vài “tên” sống sót trong bắt cứ hoàn cảnh nào. Có những loại hạt giống có cánh, nhờ đó, những hạt giống này có thể theo gió bay xa để mở rộng “không gian sinh tồn” của chủng loại. Đó là hạt giống của các loại “cỏ” như chút chít (dock), me chua đất (sorrel), kế (thistle), bồ công anh (dandelion). Có loại hạt giống thay vì có cánh thì lại có gai, móc để dính bám lông thú vật, quần áo người ta và bằng cách này hạt giống của nó “mở mang bờ cõi”. Còn nhiều cách khác để hạt giống có thể giành lấy một không gian sinh tồn, như nhờ các dòng nước, nhờ chim, nhờ côn trùng hoặc nhờ sức nổ của vỏ bắn tung hạt ra như trái bã đậu chẳng hạn. Tuy nhiên có nhiều hạt cây không có hạt giống mà vẫn có thể “xâm lăng” được.. Nó cắm rễ xuống đất đứng yên một chỗ, không hoa không trái mà cứ tà tà mà sống. Trừ khi đào rễ của nó lên đem phơi thì thôi nó đánh chịu chết, chứ nếu đặt sát đất thì chồi non lại mọc lên. Điều đáng nói là nếu mỗi cành bị chặt ra mà quăng bậy trên đất thì cành đó lại phát triển thành cây mới.

Người ta mất nhiều công, của để tiêu diệt, nếu không thì ít ra cũng kiềm chế được sự phát triển của “cây cỏ dại”. Ngày nay đã có nhiều hoá chất được phát triển ra hầu góp phần vào sự tiêu diệt và kềm chế chúng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình